
Anh Vũ Quốc Việt hiện nay đang giữ vị trí Section Manager tại Takashimaya Việt Nam và chịu trách nhiệm về bộ phận Visual merchandising (VM). Bên cạnh đó Anh cũng là giảng viên của chương trình "Sắp xếp và trưng bày hàng hoá" chuẩn bị được khai giảng vào tháng tới tại VFA. Hành trình hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chắc chắn anh sẽ là nơi truyền cảm hứng cho những ai đang trên hành trình theo đuổi để trở thành một nhân sự trong lĩnh vực đặc biệt này.
Năm 2010, gia nhập ngành thời trang và đồng hành cùng Bon Mua Boutique (hệ thống phân phối hàng hiệu của các thương hiệu như Valentino, Brunello Cucinelli, Gianfranco Ferre, J.P.Gaultier, Alberta Ferretti, Blumerine, Blugirl,...) với vị trí là nhân viên bán hàng.
Năm 2011, đảm nhận vị trí Store Manager và Buying cho thương hiệu Jimmy Choo (được phân phối bởi Maison), tại đây anh bắt đầu học và để ý đến công việc VM vì cửa hàng lúc đó rất ít nhân sự, nên với anh đó cơ hội tốt để anh tìm hiểu và trau dồi nhiều thứ liên quan đến VM
Năm 2013, anh đầu quân cho Ralph Lauren với vị trí là Senior Sales Associate và VM assistant. Được tiếp xúc và đào tạo bài bản hơn về VM từ cách trưng bày, ý nghĩa của bộ sưu tập trong cách trưng bày, yếu tố mùi hương, cách xử lý manequin với sản phẩm, cách gấp, treo hoặc trưng bày sản phẩm như thế nào là chuẩn thương hiệu Ralph Lauren.
Năm 2016 - nay: chuyển công tác sang Takashimaya Việt Nam. Đây là nơi mang đến cho anh những trải nghiệm và học hỏi chuyên sâu về VM từ khâu quản lý, lên ý tưởng cho đến việc kiểm soát ngân sách để phù hợp với mục tiêu. Theo từng mùa, mỗi dự án sẽ bắt đầu bằng việc tìm nguồn cảm hứng, lên ý tưởng, phát triển concept, mood & tone, layout và xây dựng câu chuyện. Khi đề xuất được duyệt, nó sẽ là quá trình tìm vật liệu với các đơn vị cung cấp, làm thế nào để phát huy thế mạnh của mùa đó và khi ý tưởng được thành hình, thì sẽ tổ chức các sự kiện và hoạt động tại TTTM để thu hút khách mua sắm đến với khu vực trưng bày và kích thích tiêu dùng.
Với anh "Tiềm năng, cũng như cơ hội trong lĩnh vực này không thiếu nếu như bạn có đủ độ “điên” và quyết tâm “sống chết” cùng nghề. Hiện nay, VM không chỉ nằm trong mảng thời trang mà còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác như: tiêu dùng nhanh, mỹ phẩm, dược phẩm, cơ khí điện máy, gia dụng, và gần đây nhất là tạo dựng hình ảnh thương hiệu. Công việc VM có khả năng phát triển và tạo được chỗ đứng hay không? Câu trả lời nằm ở chính bản thân của bạn - chứ không nằm ở thị trường. Đừng sợ không có cơ hội, mà chỉ sợ bạn không đủ đam mê" - Chia sẻ của anh dành cho các bạn muốn thử sức ở lĩnh vực Visual merchandising.
NHỮNG GIẢNG VIÊN/CỐ VẤN KHÁC