Giảng viên:

Giảng viên/ Chuyên gia Lâm Hồng Lan


Cô  Hồng Lan còn phụ trách mảng huấn luyện và đào tạo tại công ty truyền thông Ogilvy Vietnam. Trước đó, từng giữ các chức vụ chủ chốt tại 4 tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới là InterPublic (McCann-Erickson), WPP (Ogilvy), OMD (BBDO) và Publicis (MSL), và tham gia nhiều dự án truyền thông với các thương hiệu thời trang quốc tế. Cô Lâm Hồng Lan là một trong những thế hệ đầu tiên của ngành quảng cáo Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo truyền thông, hiện là giảng viên bộ môn Fashion Marketing, Khoa Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam.

Ngành thời trang ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện càng nhiều của các nhãn hàng thời trang nội địa. Làm sao để một thương hiệu thời trang có khả năng thu hút và nổi bật hơn so với tất cả những đối thủ cạnh tranh? Họ không chỉ cần một câu chuyện thương hiệu ấn tượng và phong cách nhấn quán. Thương hiệu cần có một chiến lược truyền thông rõ ràng, biết nắm bắt những yếu tố cơ bản về tiếp thị thời trang, cách xác định thương hiệu và các đổi thủ cạnh tranh. Đây chính là Fashion Marketing (Tiếp thị thời trang) – Một trong những mắt xích quan trọng của ngành công nghiệp thời trang. Với chiến lược và chiến thuật marketing thành công, nhãn hàng không chỉ dừng ở việc tăng doanh số bán hàng mà còn xây dựng được một mối quan hệ mật thiết với người tiêu dùng, giúp khách hàng trung thành gắn bó lâu dài với thương hiệu.

NHỮNG GIẢNG VIÊN/CỐ VẤN KHÁC
Giảng viên/Giáo Sư Bùi Mai Hương
Dệt may không chỉ là một ngành công nghiệp truyền thống mà hiện nay đã vượt qua ranh giới của một ngành công nghiệp dựa trên nhân công giá rẻ mà trở thành ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn và ứng dụng các công nghệ vật liệu thông minh để nâng cao giá trị.
Giảng viên Quang Kao
Kiến thức là cái để biết, nhưng muốn có kỹ năng thì phải thực hành, làm và làm.
Giảng viên Trương Thanh Hải
Để luôn dồi dào ý tưởng sáng tạo, hãy dành thời gian để đầu óc được cân bằng.
Giảng viên Hà Đỗ
Không ai làm sáng tạo mãi được. Ai cũng cần một khoảng nghỉ - không dài thì ngắn - để đi tìm chất liệu, làm giàu ý tưởng.