Giảng viên:

Giảng viên Thanh Thuỷ Triều

Cô Thanh Thuỷ Triều hiện là giảng viên cho chương trình thiết kế rập tại VFA. Câu chuyện của Ms. Triều cũng là một trong những điều truyền cảm hứng nhất đến cho các bạn học viên tại VFA cũng như các bạn chuẩn bị bước chân vào ngành thời trang. Hành trình của Ms Triều có lẽ là một hình ảnh phản ánh rõ nét nhất câu nói “THÍCH - HỌC - LÀM - NGHIÊN CỨU - ĐAM MÊ”

Đến với thời trang không có gì ngoài niềm ham THÍCH và tấm bằng Cử nhân Luật có vẻ không liên quan mấy. Tuy nhiên với Ms Triều, thích nhưng không làm được thì chỉ là một người đứng ngoài cuộc chỉ để thích mà thôi. Từ động lực đó, sau 2 năm tốt nghiệp và đi làm trong ngành Luật, Ms. Triều dừng lại để bắt đầu với thời trang và từ thích chuyển thành học với những rất nhiều áp lực từ môi trường xung quanh. Trải qua quá trình học và trau dồi kiến thức, Ms Triều quyết định LÀM và hiện nay đang giữ vị trí Kỹ thuật viên rập cho một công ty thiết kế, đồng thời cũng là giảng viên tại VFA

Thời trang đúng là bay bổng. Nhưng ví như một con diều, phải làm cho nó một cái khung chắc thì nó mới bay lên rồi lượn bay bổng được. Với chị Rập chính là cái khung. Từng nét vẽ, từng đường cong trên Rập chính là từng thanh ngang, thanh dọc của khung diều. Nét vẽ chắc, đường cong đẹp sẽ tạo nên một cái khung cứng để chống đỡ các vật liệu khác: đắp vải, vẽ lên các chi tiết khác cho bay bổng. Bài vẽ đẹp, bay bổng trên giấy bao nhiêu cũng không thể dựng lên một trang phục để bước đi bay bổng trên sàn hay ngoài phố được nếu người thực hiện không hiểu được cái khung - kỹ thuật Rập.

Khi làm cũng sẽ rất khác so với khi học. Lúc học mình tập trung nhiều vào kỹ thuật - làm sao để dựng lên Rập đẹp, form dáng đẹp trên giấy rồi dựng trên vải mộc. Đi làm thì khác, mộc không còn là sản phẩm cuối cùng dừng lại sau Rập. Mình phải nghĩ đến các khâu tiếp theo của quá trình tạo nên sản phẩm thực tế: chất liệu vải được chọn: độ rũ, co giãn của vải; cách xử lý đường may - kỹ thuật cắt, may ảnh hưởng thế nào đến Rập để điều chỉnh ngược lại kỹ thuật; phụ liệu đi theo,… Tất cả kết hợp lại với nhau, một yếu tố thay đổi sẽ dịch chuyển toàn bộ. Người làm Rập không nắm thật chắc kỹ thuật ban đầu có thể sẽ làm thay đổi sản phẩm cuối cùng so với mong muốn lúc đầu.”

Học chưa bao giờ là đủ cả.
NHỮNG GIẢNG VIÊN/CỐ VẤN KHÁC
Giảng viên/Giáo Sư Bùi Mai Hương
Dệt may không chỉ là một ngành công nghiệp truyền thống mà hiện nay đã vượt qua ranh giới của một ngành công nghiệp dựa trên nhân công giá rẻ mà trở thành ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn và ứng dụng các công nghệ vật liệu thông minh để nâng cao giá trị.
Giảng viên Quang Kao
Kiến thức là cái để biết, nhưng muốn có kỹ năng thì phải thực hành, làm và làm.
Giảng viên Trương Thanh Hải
Để luôn dồi dào ý tưởng sáng tạo, hãy dành thời gian để đầu óc được cân bằng.
Giảng viên Hà Đỗ
Không ai làm sáng tạo mãi được. Ai cũng cần một khoảng nghỉ - không dài thì ngắn - để đi tìm chất liệu, làm giàu ý tưởng.