5 Chiến lược định hình thời trang nam (WGSN Report)
1. Collaboration:
Không có gì nghi ngờ rằng thời trang đường phố sẽ vẫn là một trong những động lực lớn nhất trong thời trang dành cho nam giới, đã đóng góp vào mức tăng trưởng 5% trong thị trường hàng xa xỉ toàn cầu vào năm 2017, theo Bain & Co.
Nhưng đâu là những đối tác phù hợp cho sự hợp tác? Đối với người tiêu dùng nam giới ngày càng có học thức và sành sỏi, DNA của sản phẩm đích thực là chìa khóa quan trọng, do đó, hợp tác nên là một phần của chiến lược dài hạn để tạo ra một phần mở rộng có ý nghĩa của thương hiệu, đồng thời kích thích sự đổi mới sản phẩm. Thế giới đang đón nhận ngày càng nhiều những cú hích bắt tay hơn bao giờ hết. Các thương hiệu đã trở thành những ban nhạc mới đúng nghĩa, với một lượng khán giả luôn trung thành với nó theo đúng nghĩa đen.
Nó còn trở trở thành dấu hiệu nhận dạng của bản một sắc văn hóa, chẳng hạn như hình ảnh như việc sử dụng kho lưu trữ (Archive) Warhol của Raf Simons hay Virgil Abloh gần đây đã thông báo rằng bộ sưu tập Louis Vuitton tiếp theo của anh ấy sẽ dựa trên Michael Jackson.
Tại Việt Nam, ta đón nhận những cú bắt tay như
1. CONG TRI x BITIS (sự bắt tay của cùng biểu tượng đương đại - Nguyễn Công Trí và
Biti's Hunter. Hướng đến những người trẻ hiện đại, không bó mình vào một "hình dáng" hoặc rào cản nào nhất định mà dễ dàng thay đổi, thích nghi với cuộc sống đa chiều. Biti’s Hunter cùng NTK Công Trí hướng đến những trải nghiệm thách thức khuôn khổ, không gò bó và áp đặt bởi bất kỳ điều gì, giúp các bạn trẻ tiếp tục lan toả cảm hứng, tự tin thể hiện cái tôi, vượt qua giới hạn của chính bản thân mình và từ đó trở thành - LIMITLESS.
2. Bò Sữa by BOO x nước giải khát Pushmax, đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam, stylist Hoàng Ku… Hoặc hơn nữa là những lần hợp tác tầm quốc tế như DC Comics (Batman – Superman), Larva, Disney: Star Wars, Mickey, Marvel Comics…
3. Đáng chú ý hơn nữa là lần cộng tác vô tiền khoáng hậu giữa tận 8 local brand khác nhau gồm Street Gang, Lèng The Fabulous, ToBi, Tsun, High Club, Fomo, Paradox và Rienevan vào tháng 11/2019 cho chiếc jacket sigma Tour
Lợi ích từ việc hợp tác: việc có những lần hợp tác sẽ nói lên văn hóa và nguồn cảm hứng đằng sau sản phẩm của bạn, điều này sẽ làm tăng thêm sự tương tác và trải nghiệm của khách hàng bằng cách tạo ra một kết nối có ý nghĩa giữa thời trang, văn hóa và nhận thức về thương hiệu.
2. Bền vững (The end of more)
Các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về tính bền vững và sự quan tâm ngày càng tăng của chính phủ, chẳng hạn như cuộc điều tra gần đây của quốc hội Anh về ngành thời trang nhanh, đang khiến chủ đề này luôn hiện hữu trong tâm trí người tiêu dùng, vì vậy sẽ gây nên áp lực đối với các thương hiệu và nhà bán lẻ.
Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn tin rằng những cam kết, thông điệp của thương hiệu về bền vững chỉ là Greenwashing (Đây là quá trình truyền đạt một ấn tượng sai lệch hoặc cung cấp thông tin sai lệch để đánh bóng thương hiệu). Điều này đôi lúc sẽ cản trở một số thương hiệu ở những bước đầu tiến đến bền vững. Nhưng nhờ sự phức tạp như thế, cũng tạo ra những cơ hội cho thương hiệu. Nó sẽ thúc đẩy những người làm brand để có thể cho ra đời những cách tiếp cận sáng tạo khác nhau, cũng như những thương hiệu sáng tạo hơn.
Chẳng hạn như một thương hiệu denim - Ullac có cách tiếp cận về bền vững thông qua tuổi thọ của quần áo. Bạn mặc bất kỳ sản phẩm nào của hãng 300 lần, được chứng minh qua các bài đăng trên mạng xã hội và công ty sẽ đổi món đồ đó lấy một bộ hoàn toàn mới.
Hoặc tại Việt Nam, MOIDIEN - thương hiệu tận dụng lại vải thừa để cho ra đời những thiết kế như Túi Ba Gang (Tiếp cận bền vững thông qua phương pháp zero-waste)
Timtay - thương hiệu thời trang đề cao tay nghề thủ công, với thiết kế đều được cam kết sử dụng chất liệu có nguồn gốc tự nhiên như sợi lanh, sợi bông, tơ tằm nguyên chất … để quá trình phân huỷ trong môi trường có thể diễn ra nhanh nhất, cũng như đem đến sự thân thiện, nguyên bản với làn da của người mặc. TimTay có dịch vụ sửa hàng miễn phí để khách hàng luôn nhận được những sản phẩm vừa vặn nhất. Trong trường hợp sản phẩm bị hư hỏng cũng có thể gửi TimTay để phục chế, bất kể bạn đã mua nó trong thời gian bao lâu. (Tiếp cận bền vững thông qua chất liệu)
Khi quy trình được thúc đẩy bởi động lực trung thực và sự cởi mở, nó có thể trở thành cơ hội để các thương hiệu giáo dục và gắn kết, dẫn dắt cuộc trò chuyện với khách hàng để có những thay đổi trong hành vi cũng như nhận thức
Bền vững không phải một xu hướng, nó phải luôn chảy trong DNA của thương hiệu.
3. Thương mại lần 2
Khi sự phát triển của thời trang nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của thời trang đường phố, sự gia tăng nhanh chóng của thị trường bán lại (resale market) đã trở thành một chỉ báo và động lực cho những thay đổi mạnh mẽ trong thái độ, hành vi của người tiêu dùng và quan niệm về tủ quần áo của nam giới.
Các trang web ký gửi như Grailed, StockX, Stadium Goods và TheRealReal đã trở thành những người chơi quan trọng mà Bain & Co dự kiến sẽ tăng từ 30 tỷ đô la hiện tại lên tới 103 tỷ đô la vào năm 2025.
Ở Stockholm, Filippa K điều hành một cửa hàng đồ cũ với quần áo của riêng mình, và khuyến khích khách hàng tái chế quần áo cũ của họ để được giảm giá 15%.
Tại Việt Nam, các mô hình ký gửi cũng đang phát triển mạnh mẽ và nhận được lời mời tham gia từ những chương trình gọi vốn đầu tư là Give Away. Hay các mô hình khác như Coco Dressing Room của nhà sáng lập Thư Vũ, The Next A…
Hoặc các nhóm thanh lý local brand cũng diễn ra rất sôi nổi với những Group cộng đồng trên Facebook. Số lượng thành viên rơi vào khoảng 60k - 300k
Bên cạnh những cửa hàng ký gửi, chính bản thân các thương hiệu cũng đang tạo cộng đồng cho riêng mình trong việc resale. VÍ dụ như TimTay, họ xây dựng một public group trên Facebook mang tên TimTay Exchange, khuyến khích khách hàng trao đổi quần áo TimTay mà họ không còn phù hợp để kéo dài vòng đời sản phẩm.
Một tầm nhìn mới đang được cân nhắc nhiều hơn trong thị trường thời trang nam, nơi chất lượng và sự mong muốn mà các thương hiệu đang hướng tới sẽ khiến các sản phẩm ít dùng một lần hơn và kéo dài tuổi thọ của chúng như một phần của nền kinh tế vòng tròn bền vững hơn.
Ý tưởng này sẽ được thúc đẩy bởi tình cảm mạnh mẽ của người tiêu dùng, nhưng nó cần được kích hoạt bởi các thương hiệu và các nhà bán lẻ. Những người nắm cán đầu tiên của trong việc kinh doanh, họ cần tích cực áp dụng những kế hoạch này, để có được sự kết nối sâu sắc hơn với những khách hàng trung thành của mình.
4. Thiết kế trong thời đại kỹ thuật số
Kỹ thuật số trong thời trang không đơn thuần chỉ là tối ưu UX/UI của những trang web hay những hoạt động tiếp thị, mà nó còn là yếu tố tồn tại trong chính sản phẩm
Các phòng trưng bày kỹ thuật số đã được thu hút trong những mùa gần đây, được triển khai bởi một số công ty lớn trên toàn cầu như Tommy Hilfiger, Hugo Boss và Adidas. Quần áo ảo mang đến sự hiệu quả về chi phí khi việc sản xuất và đặt hàng những collection hay sản phẩm mẫu
được cắt giảm, điều này cũng góp phần giảm thiểu tác động lên môi trường.
Một số thương hiệu ứng dụng kỹ thuật số ấn tượng:
Fabricant cung cấp một loạt các dịch vụ, từ quét cơ thể và fitting ảo để tạo nên lookbook hoàn toàn ảo, mở đường trong việc tiếp cận tạo mẫu nhanh cho thiết kế thời trang trong tương lai
Nhà bán lẻ Carlings ở Scandinavia đã đưa ý tưởng này đi xa hơn nữa bằng cách cắt bỏ hoàn toàn việc mua một bồ quần áo thực tế bằng ý tưởng Neo-Ex của mình. Bạn sẽ mua một bộ quần áo ảo từ cửa hàng trực tuyến của họ, sau đó gửi bức tự sướng yêu thích à 'thợ may kỹ thuật số' của thương hiệu sẽ thiết kế quần áo phù hợp với ảnh của bạn. Giờ đây bạn hoàn toàn có thể đăng tải những outfit đẹp dễ trên phương tiện truyền thông xã hội mà không gây hại cho môi trường.
Trò chơi trực tuyến đang gia tăng, với các trò chơi như Fortnite đã phá vỡ mốc 200 triệu người dùng đã đăng ký, vì vậy, có thể dễ dàng nhận thấy tiềm năng hợp tác thương mại ở đây. A Bathing Ape gần đây đã công bố hợp tác với PUBG, đối thủ cạnh tranh chính của Fortnite và trở thành thương hiệu thời trang đầu tiên bán sản phẩm thời trang trong thể loại trò chơi gây nghiện này.
5. Thích nghi với tương lai:
Sự thay đổi về khí hậu và những điều kiện môi trường không thể đoán trước đã tạo ra cơ hội cho những thiết kế và xu hướng mới - Urban Utility cùng những chất liệu mang tính công nghệ cao.
Techwear - sự trỗi dậy của nó cũng đi kèm với thời trang đường phố khi mà các thương hiệu như Acronym, 1017 ALYX 9SM hay ACold- Wall ngày càng được công nhận và chào đón rộng rãi. Họ cung cấp một giải pháp thay thế mang tính bức phá, tiến bộ cho thời trang khi áp dụng công nghệ trong thiết kế
Chẳng hạn như trong sự kết hợp giữa ACW * x Nike của Samuel Ross. Một chiếc áo parka có thể ghép lại các mảnh với nhau thông qua cấu tạo 2 phần riêng biệt và được mặc theo nhiều cách. Chiếc áo được làm từ chất liệu nylon phản ứng nhiệt, tức là cho đến khi vật liệu được làm nóng và chạm vào cơ thể, nó sẽ cực kỳ cứng, ... nhưng khi mặc vào, nó sẽ mềm hơn và như là một phần của cơ thể người mặc
Bên cạnh đó, những bộ trang phục bảo hộ lao động hoặc được dùng trong quân sự cũng thu hút sự chú trong trong thị trường thời trang nam. Đối với một số người, việc chi tiền cho những chiếc áo khoác vì công nghệ của nó mang đến những giá trị và lợi ích thực tế
Trong bối cảnh này, những ý tưởng mang tính tương lai về tủ quần áo mô-đun (quần áo với hệ thống nhiều lớp, có thể tách rời và hoạt động trong mọi thời tiết) đã trở nên xuất ít xa vời hơn và sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn không chỉ riêng với activewear
Tham khảo và chỉnh sửa bởi VFA
Nguồn tham khảo: WGSN