5 Yếu tố cần xem xét khi thiết kế cửa hàng thời trang
Để thu hút sự quan tâm của người mua hàng, hãy thường xuyên thay đổi thiết kế của khu vực lối vào, tùy thuộc vào mùa, hoặc giai đoạn các BST mới được sản xuất.
1. Khu vực lối vào
Khu vực lối vào hay còn gọi là vùng áp lực (decompression zone), đây là khu vực ở phía trước cửa hàng được sử dụng để thu hút khách hàng tiềm năng và cung cấp cho họ một không gian để làm quen với cửa hàng. Người mua sắm càng cảm thấy thoải mái khi ở bên trong cửa hàng thì họ sẽ ở lại cửa hàng càng lâu.
Vùng áp lực của một cửa hàng bán lẻ thời trang khác với khu vực của các cửa hàng bán những loại sản phẩm, mặt hàng khác. Nơi không gian này được thiết kế để mang lại cảm giác chào đón, mời gọi và đủ rộng để khách hàng di chuyển ra vào cửa hàng. Đối với một cửa hàng thời trang, tính thẩm mỹ của khu vực này là rất quan trọng vì nó phải đủ tính thuyết phục để lôi kéo khách hàng vào cửa hàng.
Mua sắm thời trang không phải là một hoạt động thường ngày, đôi lúc hoạt động mua sắm không được lên kế hoạch và chỉ nảy sinh bất chợt, và do đó một khu vực có tính thẩm mỹ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy khách hàng bước vào cửa hàng. Vì vậy hãy nhớ rằng, ấn tượng đầu tiên tại lối vào là rất quan trọng
Hơn nữa, do ngành công nghiệp thời trang liên tục thay đổi, người tiêu dùng muốn có những màn hình chuyển động luôn được cập nhật về hình ảnh, video,.. để giới thiệu những mặt hàng và xu hướng mới nhất của mùa. Để thu hút sự quan tâm của người mua hàng, hãy thường xuyên thay đổi thiết kế của khu vực lối vào, tùy thuộc vào mùa, hoặc giai đoạn các BST mới được sản xuất. Việc trưng bày những thiết kế mới ở các khu vực phía trước cửa hàng giúp chúng dễ tiếp xúc hơn với người mua sắm và bất kỳ ai đi ngang qua.

Image Credit: Gucci window display
2. Tạo một hành trình cho khách hàng
Việc tạo hành trình/đường dẫn khách hàng trong cửa hàng cho phép dẫn dắt người mua hàng đi theo con đường mà chúng ta đã có ý định sắp xếp từ trước, giúp họ tiếp cận với nhiều hàng hóa hơn.
Việc sắp xếp các khu vực trưng bày, cho đến các khu vực được trang trí bắt mắt để chụp ảnh và phòng thay đồ đều ảnh hưởng đến cách người mua hàng di chuyển trong một cửa hàng. Những khu vực này nên được đặt một cách chiến lược để tạo ra các điểm chạm nóng tới khách hàng. Chẳng hạn như với các đối tượng khách hàng hay đi mua sắp với bạn bè, hoặc các cặp đôi thì một khu vực ngồi đợi dành cho người đi cùng sẽ tạo nên sự khác biệt, cả người mua và người đợi đều cảm thấy thoải mái hơn, và tăng thời trang họ ở lại cửa hàng
Hãy sắp xếp các mặt hàng giảm giá và các item cơ bản ở phía sau cửa hàng. Khi một khách hàng đến để tìm kiếm những sản phẩm đó, họ buộc phải đi ngang qua những hàng hóa khác (có thể là BST mới, sản phẩm cần push sales,…) trước khi đến những mặt hàng mà đó. Điều này giúp làm tăng cơ hội mua hàng bổ sung, mua không có kế hoạch và khách hàng chi nhiều hơn.

Image Credit: Uniqlo visual merchandising
3. Nguyên tắc mua bán
Không giống như một cửa hàng FMCG (hàng tiêu dùng nhanh), việc mua sắm thời trang dựa rất nhiều vào khiếu thẩm mỹ - không chỉ của mặt hàng mà còn cả cách nó được trưng bày.
+ Buôn bán chéo
Cân nhắc sắp xếp các mặt hàng có liên quan với nhau. Điều này đặc biệt hiệu quả trong bán lẻ thời trang vì khách hàng thích “mua một bộ - shop the look”. Ví dụ, trong những tháng mùa hè, hãy trưng bày lên manikin mặc đồ bơi với kính râm, mũ và dép tông. Bằng cách đặt các mặt hàng này lại với nhau, khách hàng sẽ thấy một mặt hàng có thể mặc được như thế nào và có xu hướng mua cả bộ thay vì mua riêng lẻ.
+ Tạo sự cân bằng về thị giác
Hãy xem xét kích thước và tính chất của các mặt hàng cũng như đồ đạc trưng bày. Tạo những mảng trưng bày thú vị bằng cách sắp xếp những hình khối, hoặc sắp xếp những màu gần nhau hay kiểu dáng sản phẩm gần nhau. Ví dụ, khi trưng bày, hãy đặt các màu đậm hơn về phía dưới và các màu nhạt hơn về phía trên để tạo sự cân bằng về thị giác.
+ Phân loại hàng hóa dựa trên về bản chất của sản phẩm
Khi nói đến hàng hóa thời trang, việc trưng bày các mặt hàng phải theo tinh chất và thiết kế một sản phẩm. Ví dụ, một số mặt hàng như váy, đầm, các loại sản phẩm có sự đặc biệt trong silhouette và form dáng phải treo trên manikin trong khi những thứ khác như các sản phẩm Basic nên được gấp và để trên quầy/bàn trưng bày
+ Xem xét quy trình ra quyết định tiêu dùng của bạn
Cách khách hàng mua sắm sẽ tác động đến cách các mặt hàng được trưng bày. Vì thường họ sẽ mua theo mục đích sử dụng, kích cỡ, màu sắc hay kiểu dáng? Ví dụ, hầu hết khách hàng mua sắm quần áo theo màu sắc bởi vì họ biết họ thích màu gì. Do đó, việc đặt một số màu nhất định với nhau có thể thu hút những người mua sắm này. Bên cạnh đó, nên nhóm các size lại với nhau bằng cách nhóm từ nhỏ đến lớn từ trái sang phải và từ trước ra sau để khách hàng dễ tìm kiếm size của mình

4. Tạo trải nghiệm đa giác quan
Người tiêu dùng có nhiều khả năng nhớ đến cửa hàng hơn dựa trên sự kết hợp của các trải nghiệm giác quan được cung cấp. Điều này không khác gì đối với một nhà bán lẻ thời trang. Tuy nhiên, cách thức đạt được điều này rất khác so với một nhà bán lẻ thực phẩm hoặc hàng hóa nói chung.
+ Thị giác: Mọi người có xu hướng ghi nhớ tốt nhất về những gì được nhìn thấy, điều này khiến thị giác trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét khi kinh doanh các mặt hàng thời trang. Do đó các màn hình hiển thị, trưng bày cửa hàng phải có tính thẩm mỹ để thúc đẩy doanh số bán hàng và thu hút khách hàng định kỳ.
+ Khướu giác: Mùi hương được liên kết với cảm xúc và trí nhớ để có thể nâng cao kết nối thương hiệu. Cách mùi của một không gian bán lẻ tạo ra ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng và tác động đến lượng thời gian họ đến và ở lại cửa hàng. Khi xem xét một nhà bán lẻ thực phẩm, mùi của bánh nướng và cà phê được chứng minh là giúp tăng doanh số bán hàng. Điều quan trọng là mùi hương của cửa hàng phải phù hợp với hàng hóa của bạn. Ví dụ: nhà bán lẻ thời trang nữ, Forever New, có một hương hoa dễ nhận thấy khi bước vào cửa hàng. Mùi hương này không quá choáng ngợp nhưng nó góp phần tạo nên hình ảnh nữ tính cho cửa hàng.
+ Xúc giác: Đây có lẽ là cân nhắc quan trọng nhất khi nói đến thời trang. Người tiêu dùng muốn cảm nhận chất liệu vải và đây là một trong những lý do chính khiến nhiều người mua sắm thích ghé thăm các cửa hàng truyền thống hơn là mua sắm trực tuyến. Trong một cửa hàng FMCG, điều này không liên quan lắm, nhưng với thời trang, việc chạm vào chất liệu vải của sản phẩm có thể thúc đẩy quyết định mua hàng. Chúng ta có thể khuyến khích khách hàng trải nghiệm sản phẩm bằng cách gấp các sản phẩm và trưng lên kệ, lúc này người tiêu dùng sẽ phải chạm vào mặt hàng để tìm kiếm các size, màu sắc hoặc mở sản phẩm được gấp để xem sản phẩm tổng thể
+ Thính giác: Âm nhạc được chơi trong cửa hàng bán lẻ có ảnh hưởng sâu sắc nhưng tinh tế đến cách khách hàng cư xử. Mọi người trải qua thời gian chờ ngắn hơn khi họ nghe nhạc họ thích, thậm chí họ có thể nán lại lâu hơn một chút để nghe xong một bài hát đang phát trong cửa hàng. Các nhà kinh doanh thời trang có thể sử dụng chiến thuật này để thúc đẩy doanh số bán hàng. Chỉ cần nhớ rằng loại nhạc chơi nên thu hút thị trường mục tiêu, vì vậy hãy tránh nhạc cổ điển nếu đang nhắm mục tiêu vào thanh thiếu niên hoặc tránh nhạc rock khi đang nhắm vào thị trường người trưởng thành, đứng tuổi hơn.
+ Vị giác: Thử quần áo ở cửa hàng bán lẻ quần áo tương đương với thử đồ ăn trong cửa hàng tạp hóa. Bằng cách cho khách hàng có cơ hội để thử mặt hàng, hãy cung cấp cho họ “hương vị” của mặt hàng đó. Hãy làm cho trải nghiệm này trở nên thú vị nhất có thể bằng cách cung cấp các phòng thay đồ rộng rãi, đủ ánh sáng, gương phải tôn lên được thiết kế khi khách hàng mặc trên người.

Image Credit: Off - white store
5. Bảng chỉ dẫn cửa hàng
Là khách hàng, tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng không gì khó chịu hơn là không thể định vị được một cửa hàng trên một con đường. Do đó bảng hiệu cũng vô cùng quan trọng, những yếu tố nhận diện thương hiệu, ánh sáng của bảng hiệu, vị trí đặt phải được cân nhắc để khách hàng dễ dàng nhận ra.
Tham khảo và chỉnh sửa bởi VFA
Credit: Dotactiv