Báo chí hay Tin tức
Một nền báo chí trí tuệ hơn nên tạo ra những công dân trí tuệ hơn vì nó làm tăng cường hiểu biết của chúng ta về thế giới.
Tác giả Mitchell Stephens của cuốn sách Beyond New (Hơn cả tin tức - Tương lai của báo chí) từng nói “NEWS – tin tức là những điều xảy ra, còn báo chí (JOURNALISM) là ý nghĩa bên trong điều xảy ra đó. Đánh giá, chứ không phải chỉ đơn thuần thuật lại những sự việc, đòi hỏi nhà báo phải có một quan điểm. Như các nhà bình luận phim chẳng hạn, họ thường phải khen hoặc phê bình ở mức độ nào đó. Các nhà phê bình xã hội hoặc phê bình các nhà lãnh đạo chắc chắn không chỉ giơ ngón trỏ lên hoặc xuống, nhưng cách làm báo này được áp dụng tốt nhất bởi những người có thể nghĩ ra được điều gì đó đủ khiêu khích để nói ra.”

Ta có thể dễ dàng bắt gặp những bài phân tích về BST, nhà mốt, lịch sử, văn hoá, thời trang…. được viết một cách dễ hiểu và mạch lạc và có thể lên đến hàng ngàn chữ dưới sức mạnh của những cây bút thời đó. Vì họ hiểu một biên tập viên thời trang phải hiểu ngôn ngữ thời trang và truyền tải nó đến công chúng. Họ như một cầu nối, phổ thông hoá thông điệp chứ không phải tạo nên một lớp màn ngăn cách giữa thời trang và xã hội. Họ hiểu được bản chất thời trang vốn dĩ đứng sau mọi thứ và bị ảnh hưởng chứ không phải một chất xúc tác: Âm nhạc - Văn học - Hội hoạ - Kiến trúc - rồi mới đến Thời trang.
Cho nên những kiến thức của họ không chỉ sâu sắc trong ngôn ngữ thời trang mà còn có những trải nghiệm văn hoá, cũng như những lĩnh vực khác vô cùng thú vị, qua đó mới có thể mang đến những quan điểm, phán xét thời trang mang tính kiểm nghiệm và đối lập với những cây bút khác.
Thời trang là một ngành thay đổi nhanh chóng, vì vậy các biên tập viên phải luôn cập nhật về các nhà thiết kế, fashion house, ngành dệt may cũng như công nghệ mới. Để làm được như vậy, bạn nên học về các chất liệu vải, có kiến thức về các biểu tượng thời trang, các nhà thiết kế hiện tại và quá khứ, cũng như hiểu biết về lịch sử thời trang và các vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến thời trang, chẳng hạn như các vấn đề kinh tế và chính trị. Khả năng diễn giải những thông tin này và giải thích sự phức tạp của ngành công nghiệp thời trang một cách toàn diện hơn được coi là một giá trị to lớn đối với một người muốn “viết thời trang”
Bạn có thể đọc lại bài phân tích về Balenciaga Fall 2006 Ready-to-Wear dưới thời của Nicolas được đăng tải trên Vogue, để thấy được với mỗi một câu nhận xét, kết luận là những dẫn chứng cùng sự hiểu biết đi đến chi tiết. Chẳng hạn như “Nicolas has bounced the history of the house back into a startling relevance for today”, để đi đến câu kết luận này thì buộc phải tường minh về lịch sử của Balenciaga ? Những fabric và form dáng được Nicolas sử dụng có liên quan thế nào đến lịch sử thương hiệu ?…


Hoặc nếu bạn chỉ là một người tường thuật nghiêm ngặt và chính xác những gì đang diễn ra thì đây được xem là một dạng đưa tin, chứ không phải báo chí.
Thời đại số không chỉ là những điều tiêu cực, ta vẫn sẽ thấy điểm sáng trong viết thời trang hiện nay vì nó không còn giới hạn ở chỉ một nền tảng báo in mà còn là những trang blog thời trang cá nhân trên internet. Đây là một tiền đề rất lớn để những cây bút trẻ có thể phát triển cho mình một giọng nói độc đáo. Cần mẫn và miệt mài viết những bài “dài” hoặc những chủ đề đôi lúc “lỗi thời”, ít người đọc nhưng họ vẫn nỗ lực hết mình để tôi luyện và trở thành một người viết thời trang thực thụ
Nếu làm đúng và chuẩn thì sẽ được xem là “báo chí trí tuệ” và “báo chí kiến tạo”. Một nền báo chí trí tuệ hơn nên tạo ra những công dân trí tuệ hơn vì nó làm tăng cường hiểu biết của chúng ta về thế giới.

