Charles James - Chủ nghĩa hoàn hảo đến cực đoan trong thiết kế ?

Ông đã từng mất hàng trăm nghìn dollar và vài năm chỉ để may một vạt áo hoàn hảo
Các giai đoạn trong cuộc đời: 

📌 SƠ KHỞI: CHƯA ĐƯỢC ĐÀO TẠO VỀ MAY ĐO QUẦN ÁO, ÔNG ĐÃ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA RIÊNG MÌNH DỰA TRÊN CÁC KHÁI NIỆM TOÁN HỌC, KIẾN ​​TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC

200776697_2888628241385792_7236977369489408946_n

Charles James bắt đầu sự nghiệp thiết kế của mình ở tuổi mười chín (1926), với tư cách là một người làm mũ nón ở Chicago với tên gọi “Boucheron”. Hai năm sau, ông thành lập một doanh nghiệp may quần áo ở New York, và một trong những vị khách đầu tiên của ông là nữ diễn viên Gertrude Lawrence.
Năm 1929, ông trở về Anh và bắt đầu thiết lập mối quan hệ với những nhân vật có ảnh hưởng ở London và Paris. Và đây cũng là nơi có ảnh hưởng nhiều nhất với ông sau này.
Tại đây, ông có cơ hội được tiếp cận với nghệ thuật cũng như những người sáng tạo lúc bây giờ như Cecil Beaton, Stephen Tennant,…hoặc Cristobal Balenciaga và Christian Dior là những người cùng thời đầu tiên đã ủng hộ và giúp đỡ cho ông.
Trong những năm ở London / Paris, James đã phát triển niềm đam mê với những đường cắt và đường may phức tạp, tạo ra các form dáng thiết kế mà ông ấy đã sử dụng trong suốt sự nghiệp của mình — Điển hình là chiếc váy La Sirène, hay còn gọi là váy con tôm, nổi bật với nếp gấp được may khéo léo, nhấn eo và tôn lên vòng ba gợi cảm. Một số thiết kế “kiệm vải” thanh lịch và tinh tế khác như đầm taxi, váy phom số 8, váy xếp nếp, váy boxy (hay váy búp bê sau này),...

📌 PHÁT TRIỂN: NHỮNG NĂM THÁNG ĐỈNH CAO (1940-1950)

198759330_2888622521386364_5514588251482389940_n
James rời London và chuyển đến New York vào cuối năm 1939. Đến năm 1945, sau một thời gian ngắn làm việc cho Elizabeth Arden, James đã đạt được sự công nhận đủ lớn để có cho mình một văn phòng riêng tại 699 Madison Avenue. Giai đoạn này, ông làm việc theo truyền thống thời trang cao cấp thuần túy (pure couture tradition), thiết kế theo yêu cầu, phục vụ cho những người phụ nữ nổi bật và sành điệu nhất nước Mỹ, trong số đó có thể kể người bảo trợ nghệ thuật Dominique de Menil hay nghệ sĩ giải trí Gypsy Rose Lee.
James đang ở đỉnh cao của sự nổi tiếng vào đầu những năm 1950. Thiết kế đỉnh cao trong sự nghiệp của ông có thể kể đến là chiếc váy dạ hội năm 1953 với váy bốn thùy nhấp nhô được gọi là “Abstract,” hay “Four-Leaf Clover”. Ban đầu được tạo ra để Austine McDonnell Hearst mặc trong buổi dạ hội khai mạc Eisenhower, nó là một sự kết hợp tất cả các kỹ năng của James như một nhà điêu khắc, kiến ​​trúc sư và kỹ sư. Có lẽ được thúc đẩy bởi thành tích này, ông đã tiếp tục thiết kế một số mẫu đáng nhớ không kém trong hai năm sau đó như “Butterfly,” “Tree,” và “Swan” gowns mỗi chiếc đều có nhiều lớp vải tuyn nhiều màu và phần tùng, ôm sát cơ thể. Diamond với cấu trúc và shape hoàn toàn đối lập những thiết kế trước đó.
Trong một bức thư năm 1957 mà Dominique de Menil đã viết cho Giám đốc Edgar C. Schenck: “Tôi và chồng tôi cho rằng Charles James là một trong những nhà thiết kế độc đáo và phổ biến nhất của thời kỳ này và ở đất nước này. . . .Chúng tôi đi du lịch khắp nơi và rất ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều chiếc váy của Paris Couture bắt nguồn từ chính Charles James. ”
Mặc dù chủ nghĩa hoàn hảo trong nghệ thuật và sự mâu thuẫn trong tâm lý khiến ông hay có những hành xử thất thường và thiếu trách nhiệm trong một số lĩnh vực của cuộc sống, nhưng khách hàng của ông vẫn thích mặc đồ do ông thiết kế và hết lòng ủng hộ về mặt nghệ thuật cũng như tài chính.

📌 SUY TÀN: CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO VÀ TÍNH KHÍ NGHỆ SĨ KHÓ TÍNH ĐÃ ĐI NGƯỢC LẠI VỚI YÊU CẦU CỦA THỜI TRANG MAY SẴN
198761545_2888622688053014_8015345911142284241_n

Tiếp tục việc phát triển và mở rộng, vào năm 1952 ông chuyển từ Madison sang hai địa điểm mới để vừa phục vụ việc trưng bày và mua bán. Tuy nhiên, bất chấp những thành công, danh tiếng của ông bắt đầu suy giảm vào giữa thập kỷ do những khủng hoảng kinh tế, thói vô trách nhiệm về mặt tài chính, kiện tụng triền miên và không có khả năng làm việc trong ngành thời trang chính thống đã nhấn chìm ông. Ông rời xưởng và phòng trưng bày của mình vào năm 1958, nhưng vẫn tiếp tục làm việc dù cho điều kiện làm việc không còn hoàn thiện như trước. Ông kiên trì không mệt mỏi với các thiết kế cũ, xây dựng các thiết kế mới và quan trọng nhất là phát triển các dự án bảo tồn di sản của ông. Mười bốn năm cuối đời ông ở trong các phòng tại khách sạn Chelsea, ở đó ông duy trì một nhóm gồm những khách hàng, bạn bè và những người ngưỡng mộ tận tụy mà ông đã làm việc, đồng thời cũng là nơi ông ở trong suốt quá trình hầu tòa cho đến khi qua đời. Ông chẳng ngại gì mà ép những vị khách phải trả gấp đôi, gấp ba số tiền cho một chiếc đầm cực kỳ tốn kém, rồi cũng chính ông là người sẵn sàng trả một cái giá cao hơn nữa chỉ để mua lại chiếc váy của mình.
Cái chất nghệ sĩ “điên điên khùng khùng” của Charles James cuối cùng cũng đẩy ông vào tình cảnh bi đát. Không còn ai chào đón James. Không còn ai muốn mặc những chiếc váy đắt đỏ kiều diễm của James. Để đến cuối cùng, Charles James qua đời trong cô độc và không một xu dính túi
Mặc dù vậy, những đóng góp của ông là không thể phủ nhận. Ông đã nhận được các giải thưởng danh giá từ các đồng nghiệp của mình trong ngành thời trang, bao gồm hai giải thưởng Coty vào năm 1950 và 1954, giải thưởng này cho thấy những kỹ năng điêu luyện của ông như một nhà tạo màu, xếp nếp và điêu khắc. Neiman-Marcus cũng ghi nhận cho những đóng góp xuất sắc của ông cho ngành công nghiệp thời trang vào năm 1953.

📌 ĐIỂM ĐÁNG NHỚ:
* Triết lý thiết kế
Thiết kế của rất đa dạng và phức tạp, với ông, sẽ có sự hạn chế về SHAPE và SILHOUETTE nhưng sẽ có vô số biến thể trên chúng bằng cách sử dụng và làm lại các form dáng cũng như các thành phần cấu tạo. Trên tinh thần đó mả ông có thể cho ra đời rất nhiều các thiết kế kinh điển. Một số chứa đựng sư thanh lịch vượt thời gian, trong khi có những thiết kế khác kỳ lạ và gây tranh cãi, một số kết hợp bản chất của sự hiện đại, trong khi những chiếc khác vẫn là phiên bản cập nhật của thời kỳ Victoria (cảm hứng bởi những chiếc corset, bustle, váy crinoline) hoặc sự thanh lịch, sang trọng của Kỷ nguyên Edwardian.
* Đặc điểm thiết kế thể hiện chủ nghĩa hoàn hảo:
“Ông đã từng mất hàng trăm nghìn dollar và vài năm chỉ để may một vạt áo hoàn hảo”
James sử dụng cơ thể phụ nữ làm điểm tham chiếu hơn là yếu tố xác định khi thực hiện các thiết kế. Một số thiết kế ôm sát vào cơ thể, chỉ dựa vào đường cắt, đường may và cách chế tác sáng tạo trên vải để đạt được kiểu dáng và sự vừa vặn. Những người khác sẽ nâng cao và lý tưởng hóa form dáng tự nhiên của người phụ nữ với lớp đệm bên trong, lớp lót dạng corset và xếp nếp bên ngoài; Hoặc định hình lại đường dáng của cơ thể thành những form dáng tuyệt vời và hoàn toàn khác với cơ thể gốc ban đầu. Riêng ông thì khác, ông coi khoảng trống giữa cơ thể và vải là trọng tâm thiết kế quan trọng khi lên ý tưởng cho những form độc đáo của mình. Ông còn có sự nhạy cảm về màu sắc vừa bất thường nhưng tuyệt vời, tính nghệ thuật trong việc kết hợp các loại vải có bề mặt và kết cấu khác nhau, và đường may bắt mắt theo đường cong của cơ thể. James luôn dồn tâm huyết cho từng chiếc váy, rất để ý đến cảm nhận của người mặc để điều chỉnh khung váy, các lớp vải, chú trọng cảm giác thoải mái trong từng chuyển động. Các phương pháp mà ông theo đuổi nhằm đạt được sự vừa vặn chính xác và giải quyết các thách thức về tỷ lệ, cũng như các biến thể dường như vô tận của ông trên cổ áo, ve áo và tay áo, là những dấu hiệu cho thấy chủ nghĩa hoàn hảo trong nghệ thuật của ông

* Một số câu nói mà giới thời trang dành cho ông:
Những người đi theo James bảo rằng “Ông không chỉ sử dụng các dụng cụ may đo quần áo mà còn dùng luôn cả compa, ê-ke như một cậu học trò giỏi Toán si mê quần là áo lụa vậy”
Ông được “đối thủ” cùng thời là Cristobal Balenciaga nhận xét “Aamerica’s greatest couturier. The world’s best and only dressmaker who has raised it from an apllied art to a pure art form”
(Nhà tạo mẫu duy nhất đưa công việc thợ may thành nghệ thuật thuần khiết)
Christian Dior thì cho rằng “Charles James là nguồn cảm hứng của ông đến với chiếc áo kinh điển - 1947 New Look”
Bill Cunningham “Charles James là nhà thơ đoạt giải thưởng thời trang”
📌 Đằng sau những thành tựu và sự công nhận mà thế giới dành cho ông, thì Charles James được xem là một nghệ sĩ, một nhà điêu khắc vô tình làm thời trang. Hơn là một nhà thiết kế thời trang

Tham khảo và chỉnh sửa bởi VFA
Source: metmuseum, interviewmagazine

Tin tức liên quan
KHI CHỌN KINH DOANH THỜI TRANG ?
KỸ THUẬT và/hay MỸ THUẬT
VISUAL MERCHANDISE VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ XOAY QUANH
CHẤT LIỆU VẢI CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC ?