DRAG QUEEN – NỮ QUYỀN TRONG THỜI TRANG
Drag queen là thuật ngữ miêu tả những người ăn mặc hoán giới, đi kèm theo đó là lối trang điểm dày, đậm vô cùng ấn tượng. Môn nghệ thuật này khởi nguồn từ phương Tây, vào thời Shakespeare ở thế kỷ 17. Thời điểm đó, nữ giới không được phép đứng trên sân khấu, thay vào đó là những nam diễn viên ăn mặc như phái yếu, nếu vở diễn đó có sự xuất hiện của nhân vật nữ. Dần dà, từ một thú vui hoá trang thông thường, loại hình nghệ thuật này trở thành điểm nhấn sáng tạo, phá vỡ những điều rập khuôn về giới và tính dục. Đến nay, drag được xem là một nét văn hoá độc đáo đi cùng với sự phát triển lịch sử của cộng đồng LGBT+.
Drag queen là thuật ngữ miêu tả những người ăn mặc hoán giới, đi kèm theo đó là lối trang điểm dày, đậm vô cùng ấn tượng. Môn nghệ thuật này khởi nguồn từ phương Tây, vào thời Shakespeare ở thế kỷ 17. Thời điểm đó, nữ giới không được phép đứng trên sân khấu, thay vào đó là những nam diễn viên ăn mặc như phái yếu, nếu vở diễn đó có sự xuất hiện của nhân vật nữ. Dần dà, từ một thú vui hoá trang thông thường, loại hình nghệ thuật này trở thành điểm nhấn sáng tạo, phá vỡ những điều rập khuôn về giới và tính dục. Đến nay, drag được xem là một nét văn hoá độc đáo đi cùng với sự phát triển lịch sử của cộng đồng LGBT+.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai – một nghệ sĩ drag bắt buộc phải là người đồng tính, song tính hay chuyển giới. Họ có thể mang “nhãn” thuộc các xu hướng tính dục khác nhau trong cộng đồng LGBT+ hoặc thậm chí có thể là trai/gái thẳng, miễn sao có niềm đam mê với nghệ thuật drag.
Nhắc đến drag queen, mọi người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh của những nghệ sĩ có lối ăn diện “trưng trổ” hơn hẳn so với người bình thường. Họ sẽ mặc vào các thiết kế thật lộng lẫy, cầu kỳ và công phu – như một tuyên ngôn về nữ quyền trong thời trang. Chưa dừng ở đó, các nghệ sĩ drag còn “tạo nét” bằng cách trang điểm “quá tay” hơn bình thường hoặc hoạt náo theo lối “extra” hơn hẳn để tạo niềm vui và sự hứng thú cho người xem. Theo đó, mỗi nghệ sĩ drag được xem như một phiên bản độc nhất, mang đậm nét cá tính riêng biệt và nêu bật bản thân mình trong từng lần xuất hiện trước công chúng.

Thông thường, tất cả các drag queen đều lấy cảm hứng từ những người phụ nữ mạnh mẽ, nổi tiếng để nêu bật cái tôi riêng đầy trải nghiệm của họ trên sàn diễn. Những người phụ nữ này có thể đã từng là một kẻ nghiện ngập, ly dị, hay đầy rẫy những scandal bủa vây. Nhưng sau tất cả, họ đã quay trở lại bản ngã chân thiện của mình, dốc sức vào nghệ thuật hoặc điều tâm huyết của bản thân để tỏa sáng và thành công. Họ có thể là Britney Spears, Whitney Houston, Grace Jones, Ariana… những người phụ nữ từng sống trong vô vàn cơn bĩ cực của cuộc đời mình, để từ đó, được “biến hoá” trên sân khấu của các drag queen qua những hình ảnh đại diện, nhằm thể hiện sự khát khao tự do, vượt mọi rào cản của xã hội, để tìm được niềm vui, hạnh phúc ở chính bản thân – là điều mà bất kỳ ai cũng đều mong muốn.

Sự thể hiện này không chỉ ở hành động mà còn được hỗ trợ rất lớn từ chính những trang phục mà các nghệ sĩ drag queen ăn diện khi trình diễn. Nhiều người còn đánh giá drag queen và thời trang như “một cặp trời sinh” bởi nếu thiếu những bộ cánh lộng lẫy thì drag queen không thể là… drag queen. Thế nên, kéo theo sự phát triển và biến hoá của từng drag queen thì thời trang vẫn luôn song hành, đi lên cùng với hình ảnh của một nghệ sĩ drag.
Nhiều nhà thiết kế lừng danh đã từng “phải lòng” với bộ môn nghệ thuật này, có thể kể đến như Jean Paul Gaultier, John Galliano, Jeremy Scott hay Marc Jacobs… Không ít những ảnh hưởng từ drag hay các bộ cánh mang đậm hơi thở của drag xuất hiện trong các bộ sưu tập thời trang của những nhà thiết kế này, đem đến những ấn tượng thị giác khó lòng phai nhạt, giúp họ không chỉ nổi bật trên sân khấu của chính mình mà ở các lần xuất hiện khác, như sàn diễn thời trang, thảm đỏ hay sự kiện…

Drag queen Conchita Wurst từng được chọn làm veddett trong show Haute Couture Thu – Đông 2014 của NTK Jean Paul Gaultier. Diện bộ váy cưới cô dâu mang âm hưởng thổ dân và gothic, Conchita Wurst đem lại một hình ảnh vô cùng độc đáo cho sàn diễn của bộ sưu tập đặc biệt này. Thiết kế trên còn được bổ trợ với phần trang điểm đặc trưng của các drag queen là hàng lông mày xếch ngược, mi giả siêu dày…
Hoặc lần xuất hiện trên thảm đỏ MET GALA 2019 của Violet Chachki được ví như “ngọn lửa” bởi đã thiêu trụi mọi ánh nhìn. Dưới ống kính của Steven Meisel và Steven Klein, Violet Chachki như hớp hồn người xem trong mẫu thiết kế vô cùng nữ tính nhưng cũng đậm chất “làm lố” theo đúng chủ đề của MET GALA năm đó, nhất là đối với lần đầu tiên hình ảnh drag queen xuất hiện trên thảm đỏ danh tiếng này.

Với Violet, cô từng chia sẻ như sau: “Tôi nghĩ rằng camp có nghĩa là sự phóng đại, thủ thuật để tôn vinh những thứ thuộc về hình thức bên ngoài. Rất nhiều người ngưỡng mộ tôi như một biểu tượng cho sự nữ tính nhưng tất cả chỉ đều là vẻ bề ngoài. Bản chất nhân diện drag queen của tôi đã là camp, vì sự nữ tính đó là sự cường điệu hóa. Hãy nhìn vào chiếc corset, thứ phụ kiện thời trang giúp tôi có được sự nữ tính khi cải trang thành nữ, đó là camp. Bản thân nghệ danh của tôi cũng vô cùng camp - Violet Chachki là thứ gì đó màu tím”.
Bên cạnh đó, cộng đồng drag queen ở Việt Nam không chỉ xuất hiện đơn lẻ ở Sài Gòn mà còn lan rộng ra nhiều tỉnh thành lớn khác, như Hà Nội, tuy còn nhỏ nhưng được xem là dấu hiệu văn hoá được phát triển ở nơi mà dấu ấn Á Đông vẫn còn đậm nét.
Vẫn còn đó những ánh nhìn lạ lẫm, ái ngại song drag queen đã trở thành một loại hình nghệ thuật có chỗ đứng nhất định trong lòng bộ phận khán giả.
Theo Hải Phong (24 tuổi), một nghệ sĩ drag queen khẳng định với báo Lao Động rằng: “Drag queen giúp tôi sống đúng với bản thân, yêu thương và kết nối với những người xung quanh”. Anh cho biết, ban đầu không được bố ủng hộ lắm, nhưng dần dà mọi thứ thay đổi, anh nhận được cái nhìn cởi mở hơn từ phía phụ huynh của mình.
Đến với drag queen, chàng trai trẻ này không chỉ thoả mãn được đam mê cá nhân mà còn hỗ trợ được những bạn trong cộng đồng, được cảm thấy tự tin hơn về bản thân.
Trong khi đó với Plastique Tiara, một cái tên gốc Việt nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật drag queen, được biết đến thông qua việc tham gia mùa 11 của show RuPaul’s Drag Race, đình đám dành cho drag queen tại Mỹ và trên toàn thế giới. Tự hào là một người gốc Việt, đồng thời có tầm ảnh hưởng trong giới drag queen, Plastique Tiara trở thành nguồn cảm hứng, động lực cho nhiều bạn trẻ đam mê với loại hình nghệ thuật này, dẫu còn nhiều ý kiến trái chiều tại Việt Nam.
(Nguồn: Tổng hợp)