Grainline - Đường canh sợi vải
Độ co giãn của các đường dọc vải, ngang vải,…. cũng rất khác nhau. Vì vậy khi thực hiện thao tác phải vận dụng cho phù hợp với tính chất của từng loại chất liệu.
Tại sao cần xác định Grain line: Nguyên liệu sản xuất chủ yếu trong ngành may là vải, vải do các loại sợi tự nhiên và sợi hoá học tạo thành. Vải dùng trong may mặc có rất nhiều loại khác nhau, vải khổ rộng, khổ hẹp, có loại dày, loại mỏng, hai mặt phải trái của vải khác nhau, nhưng cũng có loại hai mặt phải trái của vải giống nhau. Độ co của vải cũng rất khác nhau, có loại co nhiều, có loại co ít. Đặc biệt là độ co giãn của các đường dọc vải, ngang vải,…. cũng rất khác nhau. Vì vậy khi thực hiện thao tác phải vận dụng cho phù hợp với tính chất của từng loại chất liệu.
Khi các nhà thiết kế thời trang và các kỹ thuật viên về rập - cắt - may nói về các đường grain line, tức là họ đang đề cập đến cách mà một bản rập được cắt ra khi nó được đặt trên một mảnh vải. Về cơ bản, vải được dệt từ những sợi chỉ đi theo hai hướng khác nhau và đôi khi dễ nhớ nhất là vải được xây dựng trên những sợi chỉ hình vuông nhỏ đan chéo vào nhau.


Đường dọc vải được sử dụng thường xuyên nhất trong hàng may mặc. Thường được dùng khi thiết kế các đường ly quần, lưng áo, sống tay, may nẹp áo,.... Trong trường hợp quần áo bị cắt không đúng theo các sợi, điều này có thể khiến tay áo hoặc ống quần bị xoắn quanh cơ thể. Bạn thường thấy đây là một vấn đề ở áo thun giá rẻ vì vải dệt không được chắc chắn, làm cho vải khó cắt một cách chính xác và gây ra tình trạng áo bị rời ra từng mảng.

Tuy nhiên, bạn luôn cần phải cẩn thận về cách các đường grain line khác nhau ảnh hưởng đến nhau khi chúng gặp nhau ở các đường mai, vì đôi khi các đường may có thể bị giãn ra khi cắt ở một góc lạ hoặc trên các đường grain khác nhau và điều này có thể gây ra nhăn nheo.

