Kiến tạo hay Mất gốc
Sáng tạo mà không dựa trên một sự hiểu biết về lịch sử thì là đang trang trí, vẽ vời.
Áo Dài được dẫn dắt dưới những câu chuyện lịch sử xoay quanh chiếc áo dài, cho đến những giá trị văn hoá của nó thông qua lời kể của chuyên gia Nguyễn Đức Bình cũng như những tranh lội sôi nổi giữa “nét đẹp văn hoá” và sự cách tân của áo dài hiện đại ngày nay có phải là “sự vô văn hoá” ?
Hoặc nó có những sáng tạo, đổi mới nhưng lại không dựa trên một nền móng giá trị vốn có, xa rời hệ sinh thái mĩ học?
Câu trả lời cho những câu hỏi trên chỉ hoàn toàn được bản thân mỗi người chiêm nghiệm khi chìm đắm trong không gian văn hoá lịch sử không chỉ của áo dài mà còn những yếu tố về xã hội học, ngôn ngữ học, cũng như mĩ học tại workshop vừa rồi
VFA xin phép recap lại 5 điểm nổi bật trong workshop áo dài vừa rồi:

Chúa Nguyễn ở đàng Trong giai đoạn bấy giờ, ông đã ban hành định chế để phổ biến Áo ngũ thân trong dân chúng để phân biệt
Giữa đàng trong - đàng ngoài. Cho đến, giai đoạn năm 1836 - 1837, Vua Minh Mạng quyết định cải cách trang phục triệt để nhằm thống nhất cách mặc trong toàn cõi Việt Nam.

“Lễ, Triều, Thường, Tiện” là bốn loại trang phục khác nhau tượng trưng cho:
* Lễ Phục: Triều phục là trang phục dành cho các dịp cực kỳ trọng đại, như lễ sắc phong hoặc đại lễ.
* Triều Phục: được các vị quan mặc khi đi trình vua
* Thường Phục: Thường phục là bộ trang phục mặc thường ngày. Chiếc áo dài được coi là thường phục. Vì áo dài chung quy không phải là một loại trang phục để phục vụ Cho những công việc hàng ngày. Nó như một chiếc áo vest trong thời hiện đại ngày nay, được mặc ngoài một lớp ái dài trắng bên trong, và tạo ra sự chỉnh chu khi xuất hiện.
* Tiện Phục: trang phục mặc tạo ra sự thuận tiện trong sinh hoạt đời sống. Chẳng hạn như bộ áo dài trắng mặc trong áo dài ngũ thân được gọi là tiện phục. Có thể mặc nó khi ở nhà. Nhưng
khi khách đến thăm, ta có thể khoác chiếc áo dài vào bên ngoài sẽ tạo thành thường phục, lịch sự hơn những cũng rất thoải mái.
.png)
Vua Hàm Nghi trong trang phục Áo dài ngũ thân
Đầu quấn khăn, áo lót trắng bên trong.
.png)

Việc lựa chọn màu trắng cho vạt áo trong cũng như màu trắng của quần là cả một lớp lang ý nghĩa phía sau.
Màu trắng là một màu rất hiếm trong tự nhiên, rất dễ bẩn. Để có màu trắng thì cần sự can thiệp trong việc xử lý vải, chất tẩy. Do đó khi một người mặc màu trắng thì đó không phải là một người hoạt động tay chân, họ rất tinh tế, và có một giá trị gì đó rất khác so với cộng đồng. Màu trắng giúp đẩy con người ta lên một đẳng cấp khác, do đó việc lựa chọn màu trắng trong bối cảnh lúc bấy giờ cũng thể hiện, và phản ánh yếu tố về mặt xã hội của người mặc (tầng lớp, địa vị…). Bên cạnh những bàn luận xoay quanh áo dài là những chia sẻ vô cùng thú vị về ngôn ngữ của một chuyên gia nghiên cứu về ngôn ngữ tham dự workshop. Anh có chia sẻ để hiểu về lịch sử thì bạn cần biết một ít chữ Hán, đọc nhiều tài liệu lịch sử (thời nay điều này khá dễ, thông tin không khan hiếm như xưa) và ít xem phim ảnh.


Đề tài bàn luận này được một chuyên gia nghiên cứu về ngôn ngữ tham dự tại workshop lý giải vô cùng thuyết phục. Dùng những định nghĩa đơn giản nhất của 2 từ trong tiếng anh để giải thích
* Culture là văn hoá
* Nhưng Cultivate là sự phát triển, trao đồi, nuôi dưỡng
Vì lẽ đó văn hoá vẫn cần sự phát triển dù là 4.0 hay 5.0 hay cả 6.0. Nhưng phát triển dựa trên 2 yếu tố:
+ Một yếu tố trong hệ sinh thái mĩ học của văn hoá phát triển thì những yếu tố xung quanh cũng cần phát triển theo. Khi bạn “cultivate” quá nhanh so với hệ sinh thái,
Bạn cần chậm hơn và ngược lại để đạt được sự cân bằng
+ Cách tân, thay đổi nhưng đừng quên cái nền móng vững chắc đã được xây dựng
Bên cạnh 4 điểm trên còn là những thảo luận về sự tinh tế khi may đo của một chiếc áo dài, từng đường kim mũi chỉ được đi thế nào hay các bạn trẻ ngày nay đã gìn giữ và tôn trọng các giá trị truyền thống của áo dài ra sao,….
Nhưng cũng có một bộ phận vẫn còn khá thờ ơ khi tìm về lại những giá trị truyền thống, nguyên bản đẹp đẽ của áo dài đã có từ xưa. Không chỉ thế vì không chịu tìm về nguồn cội đã có những cách tân, những hiểu biết sai lệch về đâu là một chiếc áo dài truyền thống. Điều này không chỉ làm cho các thế hệ mai sau mà còn cả những bạn bè thế giới không biết hình dáng của một chiếc áo dài ngũ thân tay chẽn là thế nào.
#nganhthoitrang #thoitrang #thietkethoitrang #aodai