Lịch sử thời trang giúp gì cho việc sáng tạo ?
Bạn chỉ cần nghe hai từ ‘’Lịch sử‘’ là chính bạn đã, đang ngán ngẩm với nó. Nhưng bạn nghĩ nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại.
Bạn chỉ cần nghe hai từ ‘’Lịch sử‘’ là chính bạn đã, đang ngán ngẩm với nó. Nhưng bạn có bao giờ suy nghĩ nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại. Thời trang và lịch sử thời trang là sự cộng hưởng của rất nhiều yếu tố trong tiến trình sự phát triển của nhân loại như xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị. Do đó, khi học và làm thời trang hãy mở rộng tâm hồn và trí óc để đón nhận những điều xung quanh vì biết đâu, đó có thể là một nguồn cảm hứng và là một chất liệu sáng tạo tiềm năng
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người lầm tưởng rằng, những nhà thiết kế thời trang là những họa sĩ với sức sáng tạo bay bổng, là năng khiếu nghệ thuật “sinh ra đã có được”, “không cùng đẳng cấp” với chúng ta. Nhưng sự thật thì ngược lại, bạn không thể nào sáng tạo cái mới mà không am hiểu những cái cũ. “Thời trang đã chết từ nhiều năm nay”. Chúng ta không sáng tạo ra cái mới mà chỉ xoay quanh với những form dáng, tinh thần thời trang của các thập niên cũ cứ thay nhau trở lại, và được cải tiến liên tục. Chính vì thế, Lịch sử thời trang là điều tất yếu bạn phải biết. Muốn trở thành một con người sống với thời trang, bạn chắc chắn phải biết về các xu hướng thịnh hành, nguyên nhân ra đời hay lý do mà chúng phổ biến ở các thời kỳ và khi nào xu hướng đó sẽ quay trở lại.
VẬY CÓ MỘT NỀN KIẾN THỨC VỮNG VỀ LỊCH SỬ SẼ GIÚP BẠN ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ?

1. Hiểu về sự thay đổi trong cách ăn mặc qua từng thời kỳ
Thời trang không chỉ là vẽ quần áo. Đó là cả một ngành công nghiệp khổng lồ với cách vận hành phức tạp. Nghiên cứu lịch sử cho bạn những kiến thức cơ bản về con đường phát triển của ngành thời trang, văn hoá con người, vùng miền để từ đó, bạn hiểu cách vận hành của nền thời trang thế giới cũng như lý giải được sự khác biệt trong nền công nghiệp thời trang ở các quốc gia, vùng miền khác nhau.
2. Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, dự đoán
Mỗi con người đều chịu ảnh hưởng rất nhiều từ hoàn cảnh lịch sử, môi trường, văn hoá nơi người đó sinh sống. Từ đó dẫn đến quan niệm về thẩm mỹ, cách hình thành và phát triển kỹ thuật thiết kế của họ. Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một xu hướng lại thịnh hành tại thời điểm nhất định mà không phải thời điểm khác? Những nhà thiết kế thời đó đã chịu ảnh hưởng từ giai đoạn văn hoá gì, và từ nhà thiết kế nào cùng thời? Tại sao họ lại hình thành quan niệm thẩm mỹ như vậy?
3. Xây dựng nguồn cảm hứng chất lượng vô tận
Năm 2004 John Galliano trình làng BST làm điên đảo thế giới Haute Couture. BST lấy cảm hứng từ nền văn hoá Ai Cập cổ đại sau chuyến đi của ông đến Thung lũng các vị Vua (Valley of the Kings), Cairo, Aswan, và Luxor. Những năm 1940 - 1950, những chiếc đầm ball gown với kiểu gấp (fold) đặc trưng của thời trang thời Victoria của Charles James đã làm khuynh đảo tầng lớp thượng lưu một thời. Nhìn lại hiện tại, chúng ta đều biết đến nhà thiết kế Karl Lagerfeld thuộc nhà mốt đình đám Chanel, nhưng chúng ta có biết ông có hẳn 1 ngôi nhà dùng là thư viện cá nhân? Với trung bình 17 BST mỗi năm, ông lấy đâu ra tư liệu và cảm hứng sáng tạo để chuẩn bị cho khoảng 1020 trang phục và phụ kiện lên sàn catwalk?
4. Học về lịch sử - học từ những “người khổng lồ"
Charles James đã từng mất hàng trăm nghìn dollar và vài năm chỉ để may một vạt áo hoàn hảo. Rất nhiều kỹ thuật đã được các nhà thiết kế hàng đầu phát triển và cải tiến trong hàng nghìn năm qua. Nghiên cứu lịch sử là một cách giúp bạn học hỏi kinh nghiệm từ những “người khổng lồ" đi trước, tìm ra giải pháp cho vấn đề hiện tại. Có một câu nói rằng: “Nếu muốn vươn cao và nhanh, bạn cần đứng trên vai của những người khổng lồ".
Khoá học lịch sử thời trang phù hợp với tất cả các bạn muốn tìm hiểu và giai nhập ngành thời trang. Từ người làm thiết kế, stylist, biên tập viên thời trang, cho đến những ai chưa xác định được đam mê của bản thân