Lịch sử thời trang Mỹ (Phần 1)
Lịch sử thời trang Mỹ có khởi nguồn bởi những người khai phá đến từ Châu Âu, với đặc điểm trang phục tập trung chủ yếu vào sự ứng dụng

Lịch sử thời trang Mỹ có khởi nguồn bởi những người khai phá đến từ Châu Âu, với đặc điểm trang phục tập trung chủ yếu vào sự ứng dụng và tính thực tế. Tuy nhiên, khi sự thịnh vượng bắt đầu nở rộ tại thuộc địa này, tính thực dụng của bộ trang phục đã bị thay thế. Nó tập trung chủ yếu vào những thiết kế cầu kỳ hơn cũng phần trang trí bên ngoài và quần áo được xem là một cách thức để phân biệt “giàu - nghèo”
Đến thập niên những năm 1980s, công nghiệp hoá diễn ra và kéo theo đó là sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu. Cửa hàng may của anh em nhà Brook ra đời vào năm 1818(Brook Brothers - nhà bán lẻ quần áo lâu đời nhất tại Hoa Kỳ và có trụ sở chính tại Manhattan, Thành phố New York) là một trong những nơi đầu tiên cung cấp những dịch vụ về thời trang và may mặc cho thị trường tiềm năng này. Đến 1957, nhà may năm nào đã có đến 78 người thợ may và 1500 nhân viên sản xuất



Giữa thế kỷ 19th, Cơn sốt vàng California (California Gold Rush) bắt đầu (1848 - 1855) đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống thời trang tại Mỹ. Levi Strauss nhận ra nhưng công nhân đào vàng sẽ cần một loại lều có tính bền cao để chống chọi và phục vụ cho công việc kéo dài trong nhiều năm này, ông quyết định nhập khẩu một loại vật liệu đặt biệt từ Pháp với độ đàn hồi cao là Canvas để phục vụ thị trường này.

Nhu cầu này lại phát triển hơn nữa, Levi tiếp tục nhận thấy những người thợ đào mỏ cần một loại quần có tính bền, cứng, chịu được tác động của môi trường để phục vụ công việc chuyên dụng này và boom cái bắt tay giữa Levi và Jacob Davis đã cho ra đời chiếc quần mang tính biểu tượng Mỹ - LEVI BLUE JEANS VỚI SỰ TỰ DO, GIẢN DỊ VÀ PHÓNG KHOÁN. Chiếc quần với những chi tiết đinh tán đặc biệt ở túi quần do Jacob Davis đề xuất, với mục đích để các đường nối ít bị rách và cũng được cấp bằng sáng chế cho chi tiết này. Có thể nói chiếc quần biểu tượng của Levis bắt nguồn từ hầm mỏ quả không sai

1. TRƯỚC VÀ SAU THẾ CHIẾN THỨ I

Giai đoạn 1895 - 1875 - 1880 - 1885 là những cột mốc ghi nhận những thay đổi mang tính cách mạng trong thời trang dành cho phụ nữ ở Mỹ. Bắt đầu từ giai đoạn 1865, Chiếc đầm Amelia Bloomer hay còn gọi là Freedom dress đã có những cải tiến trong thiết để phù hợp và phục vụ cho nhu cầu về sự thoải mái và tính tiện dụng. Từ một chiếc đầm có phần thân dưới khá rộng đã được thay đổi để thu gọn kích thức, phù hợp cho sự phát triển cũng như vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn này (Mặc dù chưa được ghi nhận mấy).
Phụ nữ cũng bắt đầu mặc quần (trouser), dòng sản phẩm chỉ dành riêng cho đàn ông nhưng phong trào này còn khép kín, có nhiều hạn chế. Vì họ có thể bị quy như một tội vi phạm luật và bị bắt nếu mặc quần vào thời đó

Đến thế kỷ 20, phụ nữ bắt đầu có sự giải phóng về quyền tự do. Họ đầu tư nhiều hơn cho phần trang phục của mình, thay đổi quần áo nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, sự thay đổi và mở rộng này đã bị chế ngự bởi cuộc bùng nổ của Thế chiến lần thứ nhất. Phụ nữ bắt đầu đảm nhận một số vai trò của đàn ông trong xã hội, họ được quyền mặc những bộ suit lần đầu tiên trong đời. Tuy nhiên sau thế chiến, họ lại trở về với những nhiệm vụ hàng ngày dành cho gia đình, xã hội và những sự cấm đoán bắt đầu diễn ra theo đó.
Thập niên 1920 cũng ghi nhận những nổi bật của chiếc flabber dress. Sự hào nhoáng, lấp lánh của flabber dress trên nền nhạc jazz, sàn nhảy của những câu lạc bộ tạo nên một bản hoà ca tuyệt vời. Tuy nhiên giai đoạn của sự lãng mạn và sexual freedom này cũng không kéo dài được bao lâu.
2. ĐẠI SUY THOÁI VÀ THẾ CHIẾN THỨ II
Giai đoạn khủng hoảng và Thế chiến lần thứ 2 diễn ra ghi nhận nhu cầu cho những loại quần áo tự làm cũng như cuộc cách mạng của chất liệu. Và một lần nữa yếu tố nữ quyền lại quay trở lại với thời trang Mỹ.

1950s (sau thế chiến) ghi nhận thời kỳ vàng son của thời trang cao cấp với sự ảnh hưởng của những NTK từ phương Châu Âu như Dior. Ngược lại, sự xuất hiện của những bất mãn và nổi loạn trong xã hội đã định hình thập niên 1960s, đặc biệt là sự giải phóng dành cho phụ nữ. Điều này cũng dẫn đến những cuộc cách mạng về yếu tố tình dục (sexual) và ảnh hưởng đến tính thương mại của đồ lót trong công đồng.

1977, Roy Raymon đã thành lập Victoria Secret, và được Leslie Wexner mua lại nhằm mang đến một tầm nhìn mới cho thương hiệu cũng như là phụ nữ. Với thông điệp “Empowering Women to make their own choices when it cores to underwear. Đến thập niên 90s, VS chiếm lĩnh thị trường đồ lót và cùng với đó là sự xuất hiện của nền tảng mua sắm online cũng như show diễn Victoria Secrect Fashion Show diễn ra hàng năm (nay đã bị khai tử)
Đón chờ phần 2 với sự xuất hiện của những cái tên đặc trưng Mỹ như Calvin Klein (Pop culture) , Betsy Johnson (the Queen of Punk), Ralp Lauren (Ivy League lifestyle), Halston (Glamour), Bab Mackie (The King of Sequins), Donna Karan (Uptown New York style), Diane von Furstenburg (Glorify the women), Tom Ford (A breath of fresh air), Marc Jacob (Grunge Style), Alexander Wang (Unisex aesthetic)