“LOẠN” DANH DƯNG FASHION BLOGGER!
Chưa bao giờ những danh xưng như Fashion blogger, Fashionista hay Fashion Icon lại trở nên “loạn xì ngầu” và bị lạm dụng nhiều đến vậy. Thậm chí, không ít người đã tự vỗ ngực – tự gán cho mình cái danh xưng đấy, trong khi thực chất gout thời trang của họ được quyết định hoàn toàn bởi stylist.
Chưa bao giờ những danh xưng như Fashion blogger, Fashionista hay Fashion Icon lại trở nên “loạn xì ngầu” và bị lạm dụng nhiều đến vậy. Thậm chí, không ít người đã tự vỗ ngực – tự gán cho mình cái danh xưng đấy, trong khi thực chất gout thời trang của họ được quyết định hoàn toàn bởi stylist. Hoặc tự nhận là blogger thời trang nhưng chưa bao giờ có được một bài viết về thời trang hay tạo dựng một kênh truyền thông – trang blog mang tên chính mình.
Vậy, fashion blogger là gì và phải định nghĩa thế nào cho đúng?

Ở thị trường Việt Nam hiện nay, không phải ai cũng có đủ kiến thức và gout để trở thành một fashion blogger đúng nghĩa. Theo đó, fashion blogger là danh xưng chỉ những người đã sở hữu trang blog riêng, có thể gọi là trang nhật ký trực tuyến có nội dung chủ yếu về thời trang. Tại đây, họ chia sẻ kiến thức, sự am hiểu cũng như ý kiến của bản thân về một vấn đề trong thời trang, để truyền đạt đến người theo dõi. Đặc biệt, họ thường là những người có phong cách khác biệt và mang đậm hơi thở thời trang.
Một điều lưu ý chính, blogger thời trang phải là người trực tiếp viết ra những ý tưởng trên blog của mình, thay vì vay mượn của người khác những chia sẻ về điều bạn nghĩ, hoàn toàn vô dụng.
Một số fashion blogger đình đám có thể kể đến là Aimee Song, Chiara Ferragni, Brittany Xavier, Chriselle Lim, Natalie Suarex…
Với Aimee Song, cô nàng là một fashion blogger gốc Hàn đình đám có lượt follow lên đến 6,3 triệu người theo dõi trên Instagram. Lớn lên tại thành phố Los Angeles, Aimee theo học ngành thiết kế nội thất. Vốn sở hữu gout thời trang rất riêng, cô nàng dành tiếp niềm đam mê sâu sắc với lĩnh vực này thông qua blog cá nhân Song of Style.

Nói về phong cách thời trang của Aimee, cô nàng sở hữu gout hoà trộn các xu hướng một cách hài hoà. Nét mềm mại xen lẫn cá tính, phá cách trộn vào tối giản, nhưng vẫn mượt mà, thu hút mọi ánh nhìn. Năm 2016, Aimee từng được tạp chí Forbes vinh danh trong Top 30 người trẻ thành đạt dưới 30 tuổi. Nữ fashion blogger này không chỉ nổi tiếng trên mạng xã hội mà ở đời thực, cô còn sở hữu khả năng kiếm bộn tiền nhờ những hợp đồng béo bở với các thương hiệu đình đám như Chloé, Louis Vuitton, Gucci, Balmain…
Ở Việt Nam, thời trang ngày càng là lĩnh vực điều người quan tâm đến nhưng một fashion blogger đúng nghĩa thì chưa hẳn đã có. Bởi hầu hết các fashion blogger hiện tại thực sự chỉ là những influencer hoặc người mẫu có tiếng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, danh xưng này đã được sử dụng đại trà, tuỳ tiện đến mức “loạn”, khiến dân tình được phen nhầm lẫn, khó hiểu.

Trong khi đó, một danh xưng khác – cũng là những người viết về thời trang, được gọi là fashion writter, vẫn hay thường bị nhầm lẫn với fashion blogger. Một fashion writter có thể bất kỳ ai, nhằm mục đích truyền tải thông tin thời trang đến mọi người, tuy nhiên tính xác thực cần được kiểm chứng.
Một người fashion writer được đòi hỏi trang bị vốn kiến thức đủ dày và đủ sâu để hiểu biết về nền tảng, thuật ngữ hoặc bối cảnh xã hội làm nên các xu hướng thời trang. Từ đó, cách viết mới được dựa trên những điều cơ bản nhất nhưng logic và cuốn hút. Bởi thời trang cũng giống như nhiều bộ môn nghệ thuật khác, như kiến trúc, điêu khắc hay âm nhạc, cũng được gắn liền và phản ánh mọi biến động về kinh tế - chính trị - văn hóa và xã hội của từng giai đoạn lịch sử.
Tuy nhiên để trở thành một fashion writer có chỗ đứng trong lòng độc giả là điều không dễ dàng gì. Cũng như nhiều ngành nghề yêu cầu sự sáng tạo khác, một fashion writer cần lắm một dấu ấn cá nhân, đồng thời phải chịu trách nhiệm cho những điều đã viết ra.
Với nguồn thông tin đa chiều và nhanh nhạy như thời điểm hiện tại, người Việt thường có thói quen chỉ đọc tít bài mà không hẳn đọc toàn bộ nội dung, dẫn đến vấn đề được hiểu không trọn vẹn hoặc sai lệch. Chưa kể, nếu thông tin được dựa trên một nguồn không chính xác, không rõ ngọn ngành sẽ dễ dẫn đến các ảnh hưởng xấu. Thế nên, vấn đề đạo đức của một người viết về thời trang nói riêng, cũng như chọn viết là một công cụ để mưu sinh, thì việc tôn trọng tác quyền, logic và sự chân thật là điều bắt buộc.

Hơn hết, tầm quan trọng của ngòi bút đem đến nhiều góc nhìn, nhiều suy nghĩ cho người đọc. Do đó, từng câu chữ bạn viết nếu không mang linh hồn, cái tôi cá nhân vào thì mọi phát ngôn đều trở nên vô nghĩa, sáo rỗng.
Vậy bạn đang muốn thành một blogger hay một writter hay là một journalist ?
(Nguồn: tổng hợp)