Niềm Cảm Hứng Từ Những Người Mẹ A Châu

Founder của Commission NYC bao gồm 3 người Jin Kay, Dylan Cao và Huy Luong. Cả 3 người đều có kinh nghiệm trong giới thời trang khi Jin Kay đã từng đoạt giải Kering Prize (Nhà Kering: sở hữu Gucci, YSL, Balenciaga, Alexander McQueen..)N

Founder của Commission NYC bao gồm 3 người Jin Kay, Dylan Cao và Huy Luong. Cả 3 người đều có kinh nghiệm trong giới thời trang khi Jin Kay đã từng đoạt giải Kering Prize (Nhà Kering: sở hữu Gucci, YSL, Balenciaga, Alexander McQueen..) và làm việc Gucci ở Rome, Dylan Cao thì cộng tác tại 3.1 Phillip Lim và thương hiệu denim R13. Tuy nhiên, các công việc của họ hầu hết là “Làm công ăn lương” “ăn hoa hồng/commission”. Đó cũng là 1 lí do cho cái tên “Commission NYC” – 3 con người, 3 designers muốn làm 1 thứ gì đó để “commission” công việc của họ, cảm hứng và văn hóa của họ.


Commission NYC được thành lập và đạt được thành công do chạm 1 góc cạnh “rất hoài niệm”, rất Châu Á. Quần áo mà Commission đưa cho thị trường mang cho chúng ta cảm giác gần gũi với hình ảnh SaiGon cũ (giai đoạn thập niên 80s – 90s), hay những bộ phim HongKong, TVB hồi xưa. Không logo, chú trọng vào đường cắt, chất liệu và form dáng truyền thống – nhưng vẫn đảm bảo được tính hiện đại bằng cách ứng dụng các màu sắc mới (Màu Neon, màu sáng), chất liệu bằng da, hay pattern da beo. Nhưng cách lookbook thể hiện vừa hiện đại vừa hoài niệm. Điểm này đã gây một sự thú vị cho khách hàng, đặc biệt là mảng thị trường Châu Á và yêu thích nét cổ xưa.


Vậy lí do gì để 3 con người này có thể kết nối được với nhau?


1. Có lẽ đó là nguồn gốc và văn hóa. Jin Kay thì từ Hàn Quốc trong khi đó Dylan Cao và Huy Luong đến từ Việt Nam. Là thế hệ được đi du học bài bài bản tại kinh đo tời trang tại Mỹ, đặc biệt là tốt nghiệp từ trường Parsons, cả ba đều có tham vọng về việc thể hiện góc nhìn của người Châu Á (Đặc biệt là khu vực Đông Á và Đông Nam Á) – vấn đề về thấu thị trong đời sống và thời trang khá đặc biệt. Có lẽ niềm cảm hứng này đến từ những người mẹ của họ. Những người mẹ Châu Á.


2. Góc nhìn của người phụ nữ Châu Á khá tinh tế và toàn diện. Văn hóa Châu Á vai trò của người phụ nữ khá lớn, quán xuyến việc nhà, dạy dỗ con và lo một phần kinh tế cho gia đình. Mà thêm nữa vẫn phải đảm bảo hình ảnh của mình để chồng khỏi chán, ra đường không mất thể diện gia đình (Truyền thống là vậy, xã hội hiện đại có khác nhưng đó vẫn là nét gì đó của người phụ nữ Á Châu)


3. Cả ba kết nối với nhau khi nhìn vào các album ảnh hồi xưa của gia đình. Đó là một sự kết nối giữa những người mẹ Á Châu với nhau với 1 “Dresscode” thời trang vào thập niên 80-90s. Thời điểm đó là thời kì bắt đầu giao thoa giữa văn hóa Phương Tây và văn hóa Phương Đông – trong đó bao gồm cả thời trang. Xã hội mở cửa (Hay các bạn có thể theo dõi phong cách châu Á giai đoạn hậu bao cấp và công nghiệp hóa) đã mang những outfit đậm Western – Big suits, cầu vai, quần ống loe và rộng. Hay như cách thiết kế váy hoặc phần dưới cũng chú trọng đến việc đi lại nhiều hay đi xe hai bánh. Chính điều này đã kết dính ba người và mong muốn mang lại nét đẹp này tới thế giới hiện đại bây giờ.
Commission NYC lập tức gây chú ý cho giới thời trang tại NYC và thế giới bởi concept của họ từ những chiến dịch đầu tiên và thử nghiệm của hàng đầu tiên tại khu SoHo-ChinaTown. Dù không quá commercial nhưng việc xuất hiện và được nhắc nhiều trên đầu báo cũng thể hiện cảm quan về thời trang của mẹ và người Á Châu đang chiếm tỉ trọng lớn trong nền công nghiệp fashion.


Dù được nuôi dưỡng học tập tại US với môi trường tốt nhất, nhưng tinh thần Việt của hai founder Commision NYC vẫn được thể hiện rất tốt và lấy ý niệm localize to globalize hay globalized by local đã và đang thể hiện rất tốt. Và sự ổ lực và cố gắng của cả 3 và đội ngũ đã được lọt vào danh sách LVMH Prize 2020.


Quan hê và Cộng Tác và sự phát triển thấy rất rõ trong mỗi sản phẩm mỗi chiến dịch mà CommionNYC đã , đang và sẽ tạo ra. Vì họ hiểu rất rõ, thời trang không thể nào là con đường đơn độc. Đây có thể là 1 phần do môi trường, giáo dục và kỹ năng của trải nghiệm của cả Ba.


Cảm hứng thời trang không phải đến từ những nơi sâu xa – mà lại đến từ những thứ gần gũi và bên cạnh chúng ta, đó là ba – là mẹ - hay tuổi thơ của chúng ta. Bài viết hôm nay mình xin được giới thiệu với các bạn một trong những brands khá có tiếng trong nền công nghiệp thời trang Mỹ (Đặc biệt là NYC), xuất hiện trên các trang báo hàng đầu về thời trang như Vogue, ELLE, Business Of Fashion. Và điều hay ho răng – founder của Commision NYC bao gồm 3 người, 2 trong số đó là người gốc Việt.


(Càng chứng minh người Việt giỏi và có chỗ đứng trong nền công nghiệp thời trang thế giới).


Credits : Minh Tri Le


Tin tức liên quan
Toàn cầu hoá trong kinh doanh thời trang ?
5 cơ quan tình báo thời trang
Phân tích chiếc áo Zionic - Rick Owens từ BST FW19
Lịch sử thời trang Mỹ (Phần 1)