Thế giới đang thay đổi, tại sao chúng ta chưa nhìn nhận để thay đổi?
Thời trang Việt Nam đã, đang và sẽ thay đổi rất nhanh theo nhiều cục diện khác nhau để phát triển và hòa nhập cùng thế giới, nhưng sự manh múng, và cái tôi thời trang của từng nhóm vẫn đang là bài toán không người giải và không dung hòa.
Từ 2015 trở lại này, chúng ta đã có rất nhiều thương hiệu mới và đã định vị rõ ràng giá trị sản phẩm, thương hiệu và sự tôn trọng nhất định cho khách hàng. Hàng Quảng Châu đã dần như xa vời đi trong tâm lý của người mua thời trang, rồi dần sự phát triển 4.0 và thương mại điện tử thì TaoBao, ai mua cũng được thì giá, chất lượng, mẫu mã thì cạnh tranh, rồi thì thời trang gắn mắc v.v
Kẻ có thực lực thì họ kiên trì và bền bỉ để phá vỡ các định kiến cho thời trang Việt, kẻ thì mang lại chỉ toàn màu hồng và giá trị ảo tưởng cho ngành thời trang non nớt, kẻ thì hoang mang kiếm chổ đứng, chổ sống, hay đơn thuần ‘’danh vị- tittle’’ trong ngành thời trang
Khi lướt Facebook, Instrgram hay lượn lờ Bà Triệu, Phố Huế đến Nguyễn Trãi thì có bao nhiêu là sự nguyên bản của thời trang Việt?
Khi lướt những profile tên tuổi và các vị ‘’thời trang’’ thì tung hô nhau cho những thiết kế đạo nhái? Khi lướt qua bao năm, thì stylist thành nhà thiết kế thời trang, người mẫu trở thành thương hiệu, sinh viên thiết kế hay người làm thời trang thì dần chán nản bỏ đi . Người thì im lặng cho giá trị họ đang mang đến, người thì lặng im cho sự cạnh tranh không cân sức, người thì ồn ào cho những câu hỏi vì sao, người thì táo bạo lật ngửa ván cờ?
Có ai đang hỏi vì sao chúng ta không thể ngồi lại với nhau, vì sao doanh nghiệp không có nhân sự để phát triển để đi sâu hơn, mạnh hơn :
1. Khi đi coi thời trang, người đi là show diễn chứ không xem thời trang, sự ‘’kém’’ văn hóa trong hành xử rời hàng ghế đi ra về khi ngồi kế bên những đại sứ, doanh nghiệp, doanh nhân hay ‘’Người Quyền Lực’’ sau khi đi check in để báo cáo chúng tôi đã đến xin chúc mừng thành công. (còn người ngồi lại, lắc đầu, xấu hổ và hỏi tại sao)
2. 1 năm Việt Nam có hơn 3 -4 tuần lễ thời trang, hàng chục show thời trang nhưng đến thời điểm này, chưa có 1 bài phân tích thời trang, sự đánh giá chuyên nghiệp cho từng bộ sưu tâp, hay cá nhân và bủa quây là sự ồn ào của ông này, bà nọ cô kia. Tôi nhìn mà tôi sót tôi tiết cho sự nổ lực của bao nhiêu người và rồi vì sao họ bỏ đi vì chính sự thiếu tôn trọng hay hiểu biết
3. Sự kết nối và gắn kết của từng cá nhân và tổ chức thiếu sự trường của thời gian, chúng ta thật sự đã tốt hơn nhưng ai là người ở lại và ra đi khi ‘’đứng núi này nhưng trong núi nọ ?’’
4. Ngôn ngữ cùng phát triển #YesWeCan hay ngôn ngữ tôi là một thương hiệu? và tôi đang thống trị và ép buộc khuôn khổ cho khách hàng?
5. Vì sao không có gì mới, vì có người làm được đâu? có chịu ngồi chung với nhau không? có chịu lắng nghe hay không?
6. Vì sao ai cũng tạo ra một cộng đồng để được tôn thờ, có rất nhiều gáng mắc mang Việt Nam ra thế giới, mang thế giới về Việt Nam nhưng có thật? có thật chất lượng để có thật bài ''kinh doanh thời trang'' không ồn ào như các doanh nghiệp trong ngành dệt may?
7. Vì sao thời trang không thể là sự gần gũi cần thiết và kèm với sáng tạo đó là cái mới của mỗi mùa chúng ta đón nhận từ các tuần lễ thời trang của thế giới ?
8. Vì sao các nhân tài thiết kế - design talents bỏ hết Việt Nam và đi làm agency hay showroom ở nước ngoài? Các bạn vẫn đang đi làm PR hay bạn đang đi làm bền vững kinh doanh thời trang? Thời Trang là Kinh Doanh – Fashion is Business.
9. Nguồn nguyên liệu, nguồn tài nguyên của Việt Nam đang phát triển rất tốt, nhưng tiếng nói - bắt tay đang nằm ở điểm nào khi những rào cản và định kiến '' không thể'' thì làm sao chúng ta '' có thể''.
Thế giới đang thay đổi, Tôi và VFA tin nếu chúng ta chậm lại, nghiệm lại, thay đổi thì chúng ta có thể đi rất xa nhưng chúng ta có muốn?
Credits : Vietnam Skyline Illustration by Kien Tran and Vintage Saigon 1960s