Toàn cầu hoá trong kinh doanh thời trang ?

Nếu bạn tìm kiếm cụm từ ‘’Làm thế nào để xây dựng một thương hiệu thời trang? ‘’ trên Google, nó sẽ trả lời cho bạn rất nhiều kết quả, giải pháp, những case Study vô cùng thành công và bạn nghĩ rằng “Nếu mình làm như thế, chắc cũng sẽ thành công”. Nhưng mỗi một mô hình kinh doanh là một bài toán hoàn toàn khác nhau, và có những yếu tố không bao giờ thay đổi mà người làm thương hiệu cần xác định:
BẠN MUỐN XÂY DƯNG MỘT THƯƠNG HIỆU ? Bạn có chắc…?
( Bài dài, mong các bạn dành thời gian đọc và nghiên cứu )

Trong vài những ngày qua, khi Việt Nam đang có dần có tên trên bản đồ thời trang của thế giới, ngoài việc các KOL tham dự các show diễn, các NTK Việt lần được mang các bộ sưu tập đi giới thiệu tại các kinh đô thời trang và rất nhiều các chương trình giái trí mang thời trang vào cuộc sống. Và rất nhiều sự hứa hẹn của việc xây dựng ước mơ thời trang cho chính mình ?
Mỗi lần diễn ra là những lần mà ước mơ xây dựng thương hiệu thời trang hay chinh phục giấc mơ thời trang của từng cá nhân ngày càng được củng cố. Nhưng trên hết, những người chia sẻ đó không nói bất cứ điều gì về cách thức, quy trình để xây dựng một thương hiệu hoặc có bao nhiêu bước để tạo nên thương hiệu?

311413139_3241217116126901_3051887529966622251_n

Nếu bạn tìm kiếm cụm từ ‘’Làm thế nào để xây dựng một thương hiệu thời trang? ‘’ trên Google, nó sẽ trả lời cho bạn rất nhiều kết quả, giải pháp, những case Study vô cùng thành công và bạn nghĩ rằng “Nếu mình làm như thế, chắc cũng sẽ thành công”. Nhưng mỗi một mô hình kinh doanh là một bài toán hoàn toàn khác nhau, và có những yếu tố không bao giờ thay đổi mà người làm thương hiệu cần xác định:

Bạn có sản phẩm tốt hay xấu?

Hiện tại, hầu hết những bạn muốn bắt đầu kinh doanh, xây dựng thương hiệu không có xác định sản phẩm, hiểu rõ về sản phẩm mà mình muốn kinh doanh bài bản mà chỉ dừng ở việc khái niệm, ý tưởng , hay một bản moodboard-story board. Chưa nhận biết được trong một thương hiệu cần bao nhiêu sản phẩm, hay bao nhiêu thiết kế, bao nhiêu dòng, nhóm, loại sản phẩm để tạo ra sự khác biệt hay tạo để cạnh tranh hay dổi mới
Tức là họ chỉ phát triển nó dựa trên việc phát triển một concept, bảng moodboard, hay xây dựng câu chuyện mỹ miều đằng sau cho sản phẩm. Họ chỉ nghĩ về “sản phẩm” theo nghĩa ‘’bóng’’ là kiêu sa, thanh lịch, táo bạo, sexy, tối giản, v.v để truyền tải được giá trị “cảm xúc” chứ khi được hỏi ra ‘’Sản phẩm là gì’’ thì chưa rõ nét.
Có thể, khi lần đầu tiên bạn phát triển và tung ra bộ sưu tập của mình, bạn có thể dễ dàng bị cuốn vào việc tham khảo các loại sản phẩm của các tập đoàn sản xuất hàng may mặc lớn như Ralph Lauren,Tory Burch hay Christian Dior, Supreme, Off White v.v và cảm thấy áp lực hay thích thú vì nghĩ rằng mình phải cung cấp nhiều kiểu dáng giống như họ, hay lấy đây là cảm hứng cho mục tiêu thời trang nhưng bạn cần phải hiểu họ đã là một công ty đã kinh doanh được 10, 20 hoặc 35, 60 năm năm và còn bạn là nhân tố/ công ty/ thương hiệu chỉ mới bắt đầu.
Tốt nhất là bạn nên quyết định loại sản phẩm mà bạn đam mê và có khả năng sản xuất nhất, sau đó giới hạn nó ở một vài kiểu dáng và màu sắc / họa tiết / hình in nhất định. Sau khi bạn cảm thấy những quyết định về sản phẩm trên đã hợp lý thì hãy thử nghiệm nó trong thị trường với một số lượng nhất định. Công đoạn này là bắt buộc vì nó sẽ giúp bạn hiểu những gì bán được và những gì không bán được cùng lý do đằng sau. Sau đó, hãy nói chuyện với khách hàng, người quản lý cửa hàng, để nghe phản hồi của họ, và thực hiện các điều chỉnh, bổ sung cho bộ sưu tập mùa tiếp theo của mình - lần này là dựa trên những dữ liệu và phản hồi thực tế. Một bài học lớn được rút ra ở đây là nếu không có sản phẩm, không có hiểu biết về cách thức sản xuất một sản phẩm, không hiểu được sự hoạt động và tương tác giữa các bộ phận (Wholesale-Retail -> Production -> Merchandise -> Collection Development -> Designer) thì làm sao bạn có thể tạo nên thương hiệu từ những ý tưởng về thời trang của mình?

Bạn có xác định được thị trường mục tiêu ?

Để xây dựng nền tảng vững chắc cho mô hình kinh doanh, trước tiên bạn phải xác định được khách hàng mục tiêu của thương hiệu là ai, để có thể phát triển một chiến lược tiếp thị phục vụ nhu cầu của họ. Các công ty khởi nghiệp thời trang (nhân tố/ công ty/ thương hiệu) có thể đạt được lợi thế cạnh tranh trước các tập đoàn lớn bằng cách tập trung vào một thị trường ngách thích hợp. Để làm được điều này, bạn sẽ phải thực hiện bằng cách tiếp cận qua nhiều bước khác nhau: Bước đầu tiên là đánh giá sự cạnh tranh của thương hiệu bạn. Một khi đã định hình được, bước tiếp theo là hãy xác định bộ sưu tập của bạn khác với đối thủ và thị trường thế nào. Điều gì làm cho dòng sản phẩm của bạn trở nên độc đáo? Bộ sưu tập của bạn mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng? Từ đó, bạn sẽ xác định một số thông tin về khách hàng mục tiêu như nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, vị trí, mức thu nhập, trình độ học vấn và nghề nghiệp). Không chỉ dừng lại ở đó, bạn sẽ cần phải tìm hiểu sâu hơn về tâm lý của họ (tính cách, thái độ, hành vi, lối sống). Biết được những thông tin đủ sâu về khách hàng sẽ giúp bạn đánh giá xem sản phẩm của bạn có đáp ứng và phù hợp với cuộc sống hàng ngày của khách hàng hay không.

Bạn có xây dựng được chiến lược về giá?

Các thương hiệu may mặc có thể sử dụng nhiều chiến lược giá khác nhau để tạo sự khác biệt cho thương hiệu của họ và đạt được lợi thế cạnh tranh cũng như thị phần. Hiểu được từng chiến lược về giá này có thể giúp bạn phát triển chiến lược giá phù hợp với hình ảnh thương hiệu, và đảm bảo mục tiêu kinh doanh. Một chiến lược định giá hiệu quả phải giúp phân biệt được giữa dòng sản phẩm của thương hiệu một cách hợp lý. Chẳng hạn như dòng sản phẩm đặc biệt giới hạn, theo mùa, hay những dòng sản phẩm đại trà. Định giá sản phẩm và chi phí trong tương quan với các hoạt động bán buôn và bán lẻ là một quá trình phức tạp với các biến số khác nhau. Để bắt đầu cho việc xây dựng một chiến lược giá, hãy tự học và hiểu về các bảng chi phí, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tạo ra một tư duy về những con số. Vì khi đi làm thực tế, việc nhạy bén, phân tích và “cảm” được những con số sẽ đem lại lợi thế lớn. Và cuối cùng, để đạt được lợi thế về giá, bạn phải có các nhà cung cấp, đối tác, để hỗ trợ và cung cấp các mức chiết khấu phù hợp với thương hiệu của bạn và quy mô kinh doanh mà bạn đang nghĩ đến. Những mối quan hệ thế này là điều này cần xây dựng trong lâu dài
Bạn có nhận ra Thời trang là một ngành Kinh doanh?
Khi bạn là một người sáng tạo và tâm trí của bạn luôn dồi dào với những concept, ý tưởng và thiết kế tuyệt vời luôn chực chờ để bạn phác thảo nó ra giấy, nhưng điều cuối cùng xuất hiện trong đầu bạn không phải là những điều bay bổng đó mà là những con số, tình hình hoạt động kinh doanh và bán hàng. Cũng giống như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác, thời trang chỉ là một ngành kinh doanh và nếu không có các chiến lược hoạt động phù hợp, ý tưởng cũng chỉ là ý tưởng và thương hiệu của bạn không thể nào trụ được trong đại dương đỏ này.
Một số bạn có suy nghĩ sai rằng mình sẽ xây dựng được thương hiệu vì đã có kinh nghiệm bán hàng trực tuyến, mạng lưới các mối quan hệ trong ngành, hoặc bạn nghĩ rằng mình có một phong cách thời trang tuyệt vời, được bạn bè hỏi bạn về những lời khuyên về thời trang, hoặc bạn chỉ biết một nhà cung cấp vải, một tiệm bán đồ nhỏ mà bạn có thể chỉ cần may và phân phối các sản phẩm đến đó. Những điều này là chưa đủ để bạn xây dựng một thương hiệu, hay có thể nói nó chỉ chiếm 1%.
Một kế hoạch kinh doanh hiệu quả là kim chỉ nam giúp bạn đi đúng hướng để tiếp tục kinh doanh, thương mại các thiết kế của mình từ mùa này đến mùa khác!

Bạn có bản kế hoạch kinh doanh?

Kế hoạch kinh doanh là cực kỳ quan trọng vì nó cung cấp bản đồ đường đi cho doanh nghiệp của bạn. Không có bản đồ, bạn không có phương hướng. Kế hoạch kinh doanh phải thể hiện được mục tiêu kinh doanh và chiến lược để đạt được chúng. Nó cũng bao gồm những phần sau:
+ Mô tả công ty, cấu trúc doanh nghiệp
+ Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh
+ Phân tích thị trường, khách hàng mục tiêu
+ Chiến lược xây dựng thương hiệu
+ Mô tả dòng sản phẩm
+ Chiến lược tiếp thị và bán hàng
+ Các hoạt động yêu cầu tài trợ (nếu có)
+ Kế hoạch tài chính
và bất kỳ thông tin thích hợp nào khác cần thiết để tạo tiền đề cho việc ra mắt thương hiệu thời trang của bạn và tiếp tục phát triển. Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn nhận ra tính khả thi của '' thương hiệu lý tưởng '' của mình, bạn sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền để đầu tư, và duy trì hoạt động cho giai đoạn trước và sau khi tung sản phẩm đầu tiên. Xin vui lòng lưu ý rằng một kế hoạch kinh doanh không được vẽ bởi một vài suy nghĩ, hay những nhận định ngẫu nhiên về thị trường. Đó là một quá trình mà bạn cần nhận ra khả năng của mình và hiểu được những gì bạn đang thiếu trong việc xây dựng, vận hành và kết nối giữa các bên cần thiết để xây dựng một bản kế hoạch hoàn chỉnh.

Bạn có thực sự muốn làm thời trang ?

- Khi chính mình vượt qua được tất cả những câu hỏi tại sao thì bạn có thể làm được vì khi mình chưa rõ về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của chính nình ?
- Bạn có chịu được những áp lục khi ngày đầu tiên hoạt động với sự chuẩn bị kỹ lường của 6 tháng hay 1 năm trong kế hoạch vừa qua ?
- Bạn có khả năng tạo ra nguồn sống cho thiết kế của bạn hay thương hiệu của mình trong 5 -10-15 năm hoặc 20 năm. Hay bạn nên rèn luyện mình để trờ thành một chuyên viên thời trang có thể phục vụ cho sự thiếu hụt nhân sự chuyên gia trên một thị trường đang phát triển rất nhanh với kim ngạch xuất khẩu dệt may gần 40 tỷ đô la 1 năm.
- Bạn có thể làm gì hơn nếu chỉ xây dựng để trờ thành 1 KOL hay tạo ra những chiến dịch marketing thời trang đầy màu sắc cho việc định danh thương hiệu nhưng chưa rõ nết vè sự khác biệt bạn có thể mang lại cho tìm năng của ngành. Hay chỉ đơn giản là bạn đang nhạy về kinh doanh dựa trên nhu cầu tiêu dùng của hiện tại ?
Các bạn cùng suy nghĩ nhé, và VFA được mở ra với mục tiêu đào tạo chuyên sâu, vì thế đừng hời hợt khi chỉ muốn nhanh và lẹ. Mỗi giá trị được tạo ra do chính hành trình xây dựng bạn đang muốn đạt tới.

Tin tức liên quan
5 cơ quan tình báo thời trang
Phân tích chiếc áo Zionic - Rick Owens từ BST FW19
Lịch sử thời trang Mỹ (Phần 1)
Hơn cả một bộ đồng phục thi đấu